Tội phạm chiến tranh là gì theo quy định của Quy chế Rome?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:11 (GMT+7)

Tội phạm chiến tranh ngoài được quy định tại Điều 423 BLHS Việt Nam mà nó còn được quy định tại quy định của Quy chế Rome năm 1998.

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1. Pháp luật hình sự quốc tế  và Quy chế Rome về thành lập Tòa án hình sự quốc tế

Trong bài viết Tội chống loài người theo quy định tại Quy chế Rome là gì?, Luật Hoàng Anh đã làm rõ hoàn cảnh ra đời của Quy chế Rome để thành lập ra Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court).

Luật hình sự quốc tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế ghi nhận những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế là các tội phạm quốc tế (và tội phạm có tính chất quốc tế - tội phạm xuyên quốc gia), đồng thời quy định hệ thống hình phạt và các chế định pháp lý có thể được áp dụng đối với những chủ thể vi phạm, cũng như tổng hợp những nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các thành viên cộng đồng quốc tế, nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia trong việc xử lý và phòng, chống các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã nêu.

Từ khái niệm này cho thấy - điểm khác biệt cơ bản với Luật hình sự quốc gia (trong đó có Việt Nam) là ở chỗ nếu Luật hình sự quốc gia chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật hình sự (Luật nội dung) thì Luật hình sự quốc tế chứa đựng tổng hợp các quy phạm pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự (cả Luật hình thức). Do đó, trên cơ sở này, Luật hình sự quốc tế xác định nhiệm vụ rất quan trọng là bảo vệ các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế - sự tồn tại của hòa bình, an ninh của nhân loại, cũng như quyền con người và các giá trị xã hội cao quý khác tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm. Đặc biệt, một nhiệm vụ nữa của Luật hình sự quốc tế là việc phối hợp hoạt động của các quốc gia trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong mỗi quốc gia trên phạm vi toàn nhân loại.

Một văn bản có giá trị quốc tế quan trọng trong lĩnh vực tư pháp hình sự để bảo vệ các quyền con người đó là Quy chế Tòa án hình sự quốc tế được thông qua ngày 17/7/1998 tại Rome (Italia) với việc thành lập Tòa án hình sự quốc tế (ICC) có thẩm quyền xét xử các tội phạm diệt chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội phạm xâm lược, đồng thời với mục tiêu là bắt các cá nhân phải chịu trách nhiệm cho các tội ác đã được liệt kê trong danh sách những tội phạm nghiêm trọng và mức độ lớn cho những giá trị chung của con người.

Lời nói đầu Quy chế Rome năm 1998 về ICC đã nhận thấy rằng trong thế kỷ này, hàng triệu trẻ em, phụ nữ và nam giới đã trở thành nạn nhân của những hành động tàn ác chưa từng thấy, gây chấn động lương tri nhân loại, các tội ác nghiêm trọng đó đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng của thế giới. Quy chế đã khẳng định rằng các tội ác nghiêm trọng nhất gây nên sự lo ngại của toàn thể cộng đồng quốc tế phải bị trừng trị và cần bảo đảm truy tố hiệu quả những tội phạm này bằng việc thực thi các biện pháp ở cấp độ quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế, đồng thời quyết tâm chấm dứt tình trạng lọt lưới pháp luật của những kẻ gây các tội ác nói trên và do vậy, góp phần ngăn ngừa những tội ác đó, trách nhiệm của mỗi quốc gia là thực hiện quyền tài phán hình sự của mình đối với những kẻ gây ra tội ác quốc tế.

Do đó, Luật hình sự quốc tế đã xác định các tội phạm quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân phạm tội ác nghiêm trọng này.[1]

2. Tội phạm chiến tranh theo Quy chế Rome

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội phạm chiến tranh được quy định tại Điều 8 Quy chế Rome. Ứng với mỗi hành vi phạm tội được liệt kê mà hành vi đấy xâm phạm đến một khách thể mà luật hình sự quốc tế bảo vệ. Đó là sự tồn tại của hòa bình, an ninh của nhân loại, cũng như quyền con người và các giá trị xã hội cao quý khác tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Quy chế Rome liệt kê các hành vi bị coi là tội phạm chiến tranh như sau:

a. Những vi phạm nghiêm trọng các Công ước Geneva 12/8/1949, cụ thể là bất kỳ hành vi nào chống lại người hay tài sản được bảo hộ theo các quy định của Công ước Geneva liên quan sau đây:

i. Cố ý giết người;

ii. Tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, kể cả những thí nghiệm sinh học;

iii. Cố ý gây đau đớn hoặc tổn thương nghiêm trọng cho thân thể hoặc sức

khỏe;

iv. Hủy hoại và chiếm đoạt nhiều tài sản không vì yêu cầu quân sự và được thực hiện một cách bất hợp pháp và bừa bãi;

v. Buộc tù binh chiến tranh hoặc những người được bảo hộ khác phải phục dịch trong quân đội của bên đối địch;

vi. Cố ý tước đoạt quyền được xét xử công bằng và hợp thức của tù binh hoặc những người được bảo hộ khác;

vii. Trục xuất, chuyển giao hoặc giam giữ bất hợp pháp;

viii. Bắt giữ con tin.

b. Những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng luật pháp và tập quán được áp dụng trong xung đột vũ trang có tính quốc tế trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, cụ thể là:

i. Cố ý tấn công vào cộng đồng dân cư hoặc những thường dân không trực tiếp tham gia chiến sự;

ii. Cố ý tấn công vào các mục tiêu dân sự, nghĩa là các mục tiêu phi quân sự;

iii. Cố ý tấn công vào nhân viên, kho thiết bị, vật tư, các đơn vị, phương tiện giao thông tham gia trợ giúp nhân đạo hoặc sứ mệnh gìn giữ hòa bình theo Hiến chương Liên Hợp Quốc miễn là những đối tượng này được hưởng bảo hộ như thường dân và các mục tiêu dân sự theo luật quốc tế về xung đột vũ trang;

iv. Cố ý mở cuộc tấn công mặc dù biết rằng cuộc tấn công đó có khả năng gây thương vong cho thường dân hoặc gây hư hại cho các mục tiêu dân sự hoặc làm tổn hại trên diện rộng, lâu dài và nghiêm trọng cho môi trường tự nhiên mà rõ ràng vượt quá mức cần thiết để đạt được ưu thế quân sự dự kiến;

v. Tấn công hoặc bắn phá, bằng bất kỳ phương tiện nào, các thành phố, làng mạc, nhà cửa hoặc công trình xây dựng không được bảo vệ và không phải là mục tiêu quân sự;

vi. Giết hoặc làm bị thương binh sỹ đã hạ vũ khí hoặc không còn phương tiện tự vệ và đã tự nguyện đầu hàng;

vii. Sử dụng sai cờ ngừng bắn, cờ hoặc phù hiệu và đồng phục của quân địch hoặc của Liên Hợp Quốc, cũng như các biểu tượng phân biệt của các Công ước Geneva, gây chết người hoặc thương tích nghiêm trọng;

viii. Lực lượng chiếm đóng trực tiếp hay gián tiếp di dời các bộ phận dân cư của mình đến vùng lãnh thổ đang chiếm đóng, hoặc trục xuất hay di dời toàn bộ hay các bộ phận dân cư của lãnh thổ bị chiếm đóng trong phạm vi hoặc ra ngoài phạm vi lãnh thổ đó;

ix. Cố ý tấn công vào các tòa nhà được sử dụng cho mục đích tôn giáo, giáo dục, nghệ thuật, khoa học, từ thiện, các tượng đài lịch sử, bệnh viện, và những nơi tiếp nhận người ốm, người bị thương, với điều kiện đó không phải là các mục tiêu quân sự.

x. Đưa người của bên đối địch ra để cắt xẻo cơ thể hoặc để tiến hành thí nghiệm y học hay khoa học dưới bất kỳ hình thức nào mà không thể coi là điều trị y tế, nha khoa hay bệnh viện cho người đó cũng như không phải vì lợi ích của người đó, và gây chết người hoặc nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của họ;

xi. Lừa dối giết hoặc gây thương tích cho những người thuộc quốc gia hay quân đội đối địch;

xii. Tuyên bố tuyệt diệt;

xiii. Hủy hoại hoặc chiếm giữ tài sản của kẻ thù, trừ phi việc đó là do yêu cầu cấp bách của chiến tranh;

xiv. Tuyên bố hủy bỏ, đình chỉ hoặc không chấp nhận tại tòa án các quyền và hành vi của công dân bên đối địch;

xv. Buộc công dân bên đối địch tham gia các hoạt động chiến tranh chống lại chính đất nước họ cho dù họ đã phục vụ quân đội của nước tham chiến trước khi bắt đầu chiến tranh;

xvi. Cướp bóc một thành phố hoặc địa điểm kể cả khi chiếm được nơi đó bằng tấn công;

xvii. Sử dụng chất độc hoặc vũ khí có chất độc;

xviii. Sử dụng hơi ngạt, hơi độc hoặc các loại khí khác, cũng như các loại chất láng, chất liệu hoặc phương tiện tương tự khác;

xix. Sử dụng đầu đạn có khả năng giãn nở hay dàn máng trong cơ thể con người, như đầu đạn có vỏ bọc cứng không phủ kín lõi hoặc được khía thủng thành các rạch;

xx. Sử dụng vũ khí, đạn phóng, vật liệu và các phương pháp chiến tranh có thể gây tổn thương vô ích hoặc đau đớn không cần thiết hoặc vốn là sự vi phạm bừa bãi pháp luật quốc tế về xung đột vũ trang, miễn là những vũ khí, đạn phóng, vật liệu và phương pháp chiến tranh đó bị cấm hoàn toàn và được ghi trong phụ lục của Quy chế này bằng một văn bản sửa đổi phù hợp với các quy định liên quan tại các Điều 121 và 123;

xxi. Xúc phạm nhân phẩm, cụ thể là sự đối xử mang tính làm nhục và hạ thấp nhân cách;

xxii. Hiếp dâm, bắt làm nô lệ tình dục, cưỡng ép mại dâm, ép buộc mang thai như quy định tại Điều 7 khoản 2 (f), cưỡng ép triệt sản hoặc bất kỳ hình thức bạo lực tình dục nào khác cấu thành hành vi vi phạm nghiêm trọng các Công ước Geneva;

xxiii. Sử dụng sự có mặt của thường dân hoặc những người được bảo hộ khác để tránh các hoạt động quân sự cho các vị trí, khu vực hoặc lực lượng quân đội nhất định;

xxiv. Cố ý tấn công vào các tòa nhà, vật tư, đơn vị y tế, phương tiện vận chuyển và nhân viên mang biểu tượng phân biệt của các Công ước Geneva phù hợp với luật pháp quốc tế;

xxv. Cố ý sử dụng nạn đói của dân thường như một phương pháp tiến hành chiến tranh bằng cách tước đi của họ những thứ thiết yếu nhất cho sự sống, kể cả việc cố ý ngăn chặn hàng cứu trợ như được quy định trong các Công ước Geneva.

xxvi. Cưỡng ép hoặc tuyển mộ trẻ em dưới 15 tuổi vào lực lượng vũ trang quốc gia hoặc dùng những trẻ em đó tích cực tham gia chiến sự.

c. Những vi phạm nghiêm trọng Điều 3 chung của các Công ước Geneva ngày 12/8/1949 trong trường hợp xung đột vũ trang không mang tính quốc tế, cụ thể là bất kỳ hành vi nào được thực hiện nhằm vào những người không tham gia tích cực vào chiến sự, kể cả các binh sĩ đã hạ vũ khí và những người bị loại khỏi vòng chiến đấu do bị ốm, bị thương, bị giam giữ hay vì bất kỳ lý do nào khác sau đây:

i. Xâm phạm đến tính mạng và thân thể, cụ thể là giết người dưới mọi hình thức, gây thương tật, đối xử tàn ác và tra tấn;

ii. Xúc phạm nhân phẩm, cụ thể là sự đối xử mang tính làm nhục và hạ thấp nhân phẩm;

iii. Bắt giữ con tin;

iv. Thông qua bản án và thi hành hình phạt mà không có phán quyết trước đó của một tòa án được thành lập hợp thức có đủ những bảo đảm tư pháp được thừa nhận là không thể thiếu.

d. Khoản 2 (c) áp dụng đối với xung đột vũ trang không mang tính quốc tế, do vậy không áp dụng đối với tình trạng bất ổn và căng thẳng nội bộ như các cuộc bạo động, các hành vi bạo lực đơn lẻ và rời rạc hoặc những hành vi khác có tính chất tương tự.

e. Những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng luật và tập quán áp dụng trong xung đột vũ trang không mang tính quốc tế, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, cụ thể là bất kỳ hành vi nào sau đây:

i. Cố ý tấn công vào cộng đồng dân cư hoặc những thường dân không trực tiếp tham gia chiến sự;

ii. Cố ý tấn công vào các tòa nhà, vật tư, đơn vị y tế, phương tiện vận chuyển và nhân viên mang biểu tượng phân biệt của các Công ước Geneva phù

hợp với luật pháp quốc tế;

iii. Cố ý tấn công vào nhân viên, kho thiết bị, vật tư, các đơn vị, phương tiện giao thông tham gia trợ giúp nhân đạo hoặc sứ mệnh gìn giữ hòa bình theo Hiến chương Liên Hợp Quốc miễn là những đối tượng này được hưởng sự bảo hộ như thường dân và các mục tiêu dân sự theo luật quốc tế về xung đột vũ trang;

iv. Cố ý tấn công vào các tòa nhà được sử dụng cho mục đích tôn giáo, giáo dục, nghệ thuật, khoa học, từ thiện, các tượng đài lịch sử, bệnh viện, và những nơi tiếp nhận người bị ốm, người bị thương, với điều kiện đó không phải là các mục tiêu quân sự;

v. Cướp bóc một thành phố hoặc địa điểm, kể cả khi chiếm được nơi đó bằng tấn công;

vi. Hiếp dâm, bắt làm nô lệ tình dục, cưỡng ép mại dâm, ép buộc mang thai như quy định tại Điều 7 khoản 2 (f), cưỡng ép triệt sản hoặc bất kỳ hình thức bạo lực tình dục nào khác cấu thành hành vi vi phạm nghiêm trọng Điều 3 chung của bốn Công ước Geneva;

vii. Cưỡng ép hoặc tuyển mộ trẻ em dưới 15 tuổi vào lực lượng vũ trang quốc gia hoặc dùng các trẻ em đó tích cực tham gia chiến sự;

viii. Ra lệnh di dân vì các lý do liên quan đến cuộc xung đột, trừ phi để bảo đảm an toàn cho dân thường hoặc vì yêu cầu quân sự cấp bách.

ix. Lừa dối giết hoặc gây thương tích cho binh sĩ của bên đối địch;

x. Tuyên bố tuyệt diệt;

xi. Đưa người của bên đối địch ra để cắt xẻo cơ thể hoặc để tiến hành thí nghiệm y học hay khoa học dưới bất kỳ hình thức nào mà không thể coi là điều trị y tế, nha khoa hay bệnh viện cho người đó cũng như không phải vì lợi ích của người đó và gây chết người hoặc nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của họ;

xii. Hủy hoại hoặc chiếm giữ tài sản của bên đối địch, trừ phi việc đó là do yêu cầu cấp bách của cuộc xung đột;

f. Khoản 2 (e) áp dụng cho xung đột vũ trang không mang tính quốc tế và do đó không áp dụng đối với tình trạng bất ổn và căng thẳng nội bộ như các cuộc bạo động, các hành vi bạo lực đơn lẻ và rời rạc hoặc những hành vi khác có tính chất tương tự. Khoản này áp dụng cho các xung đột vũ trang diễn ra trên lãnh thổ của một Quốc gia khi có xung đột vũ trang kéo dài giữa các lực lượng của chính phủ với các nhóm vũ trang có tổ chức hoặc giữa các nhóm này với nhau.

2.3. Chủ thể của tội phạm

“Điều 20. Yếu tố tâm thần

1. Trừ phi có quy định khác, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt về tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án nếu hành vi được thực hiện có chủ ý và nhận thức.

2. Trong điều này, một người được coi là có chủ ý khi:

a. Về mặt hành vi, người đó muốn tham gia thực hiện hành vi đó;

b. Về mặt hậu quả, người đó muốn gây ra hậu quả đó hoặc nhận thức được hậu quả đó sẽ xảy ra theo diễn biến bình thường của sự việc.

3. Trong điều này, thuật ngữ “nhận thức” là việc ý thức được tình huống diễn ra hoặc hậu quả sẽ xảy ra theo diễn biến bình thường của sự việc. “Biết” và “chủ tâm” cũng được hiểu theo nghĩa này.”

Căn cứ quy định trên chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.

Điều 26 Quy chế Rome quy định loại trừ quyền tài phán đối với người dưới 18 tuổi. Theo đó, Tòa án Hình sự Quốc tế không có quyền tài phán đối với bất cứ người nào dưới 18 tuổi tại thời điểm bị cho là phạm tội. Tức là thời điểm người phạm tội chưa đủ 18 tuổi mà thực hiện hành vi phạm tội thì Tòa án Hình sự Quốc tế cũng không thể xét xử đối với họ.

Điều 25 Quy chế Rome cũng quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân: một người phải chịu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt về tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án nếu người đó:

a. Thực hiện tội phạm một mình, cùng với người khác hay thông qua người khác, bất kể người đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không;

b. Ra lệnh, dụ dỗ hoặc xúi giục thực hiện tội phạm mà thực tế đã xảy ra hoặc phạm tội chưa đạt;

c. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội, giúp đỡ, tiếp tay hoặc bằng cách khác, trợ giúp việc phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, kể cả cung cấp phương tiện cho việc phạm tội đó;

d. Bằng bất kỳ cách nào khác, góp sức phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt với một nhóm người hành động vì mục đích chung. Việc góp sức này phải là cố ý và:  Được thực hiện nhằm thúc đẩy hoạt động tội phạm hoặc vì mục đích phạm tội của cả nhóm khi hoạt động hoặc mục đích đó liên quan đến việc thực hiện một tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án; hoặc  Được thực hiện với nhận biết về ý định phạm tội của cả nhóm;

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tất cả những hành vi thực hiện tội phạm chiến tranh đều được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có đủ nhận thức và nhìn thấy trước hậu quả của tội phạm nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.

3. Hình phạt đối với người phạm tội phạm chiến tranh

Tòa án có thể ấn định một trong các hình phạt sau đối với người bị kết án:

- Tù có thời hạn nhưng không vượt quá mức tối đa 30 năm; hoặc

- Tù chung thân thể theo tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm và hoàn cảnh cá nhân của người bị kết án.

Cùng với hình phạt tù, Tòa án có thể quyết định:

- Phạt tiền theo những tiêu chí quy định tại Quy tắc về Thủ tục và Chứng cứ;

- Tịch thu tiền, bất động sản và động sản có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ tội phạm đó mà không làm phương hại đến các quyền của bên thứ ba ngay tình.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự

Luật Hoàng Anh


[1] http://www.canhsatnhandan.vn/Home/Print/952/Vai-tro-cua-luat-hinh-su-quoc-te-trong-viec-bao-ve-quyen-con-nguoi, truy cập ngày 29/07/2021.

Luật Sư Phạm Thị Thu Hà

Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình

Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn

Luật Sư Vũ Khánh Hiếu

Luật Sư Nguyễn Thùy Dung

Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương

Luật Sư Lê Tiến Thành

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Luật Sư Đào Hồng Sơn

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:

2

Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại

2

Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam

8

Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng

10

Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi

10

Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).

15

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;

20

Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

20

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)

30

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình

300

Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…

500

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế

700

Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…

2000

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước

3000

Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sư