Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:13 (GMT+7)

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 193 BLHS

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1. Căn cứ pháp lý

Điều 193 Chương XVIII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

2.1. Khách thể của tội phạm

Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là hành vi làm ra, mua bán lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh  không phải là thật.

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng hoá, chống hàng giả.

Đối tượng tác động của tội phạm này là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia không phải là thật ( hàng giả).

Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng:

“Điều 3.

...

7. “Hàng giả” gồm:

a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

...

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.”

Như vậy, đối tượng của tội phạm là lương thực, thực phẩm có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của nó; không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký hoặc có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu dã đăng kí hoặc cũng có thể là lương thực, thực phẩm, chất phụ gia có tem, nhãn, bao bì giả mạo.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm 02 hành vi là sản xuất và buôn bán. Một người chỉ thực hiện hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thì chỉ định tội là “sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”, mà không định tội là “sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”. Nếu người phạm tội thực hiện cả hai hành vi cùng một đối tượng phạm tội thì định tội là: “sản xuất và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm”.

Sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là làm ra sản phẩm, hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia với nhiều hình thức khác nhau như: Chế tạo, chế biến, nhân giống, sao chép, sáng tác, dịch thuật... Nói chung, hàng giả được sản xuất ra chủ yếu bằng phương pháp công nghiệp theo một quy trình từ nguyên liệu đến sản phẩm.

Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là mua, xin, tàng trữ, vận chuyển hàng giả nhằm bán lại cho người khác; dùng hàng giả để trao đổi, thanh toán; dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán... lấy hàng giả để bán lại cho người khác.

Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm, phụ gia giả là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội  như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội  và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ... hậu qủa trực tiếp của hành vi phạm tội là xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp, gây thiệt hại đến lợi ích vật chất, uy tín của doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hoá bị người phạm tội sản xuất hoặc buôn bán hàng giả. Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành khi có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia xảy ra.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng cũng có thể là pháp nhân thương mại.

Trường hợp chủ thể là cá nhân:

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XVIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2013:

“Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó, điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự như sau:

“Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thự c, thực phẩm, phụ gia do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất hàng giả hoặc biết rõ là hàng giả nhưng vẫn buôn bán; thấy trước được hậu quả của của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ, mục đích của người phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng việc xác định mục đích của người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Nói chung, người phạm tội sản xuất hoặc buôn bán hàng giả bao giờ cũng vì lợi nhuận (thu lợi bất chính).

3. Hình phạt đối với người phạm tội sản xuất, mua bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Điều 193 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối với người phạm tội và 06 Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại.

3.1. Đối với người phạm tội

- Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, sản xuất, buôn bán hàng giả có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Nếu những người này, lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ để phạm tội. Nếu có chức vụ, nhưng lại không lợi dụng chức vụ để buôn bán hàng giả thì không bị coi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Người có quyền hạn là người được giao thực hiện một công vụ và do thực hiện công vụ đó nên họ có một quyền hạn nhất định. Người có quyền hạn thông thường là người có chức vụ, nhưng cũng có thể là người không có chức vụ nhưng được giao hoặc được thạm gia thực hiện một công vụ.

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để sản xuất, buôn bán hàng giả. Thông thường, người phạm tội trường hợp này là thông qua các hợp đồng kinh tế để thực hiện hành vi phạm tội.

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

Căn cứ để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân dựa vào kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

- Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3.2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

- Khung hình phạt bổ sung, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

4. Vụ án thực tế xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Bản án số 13/2021/HSST ngày 29/04/2021 “V/v xét xử bị cáo Nguyễn Thị T, Phạm Minh H phạm tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm” của Tòa án nhân dân huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên.[1]

Khoảng tháng 10/2019, Nguyễn Thị T nảy sinh ý định làm giả bột ngọt hiệu Miwon và Ajinomoto để bán kiếm lời. T mua  cân, máy ép bao bì và bao ni lông có in nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto, sau đó mua bột ngọt nguyên liệu loại 25kg/bao có in hình 2 con tôm và chữ nước ngoài với giá 770.000 đồng/bao của Lê Văn T1 tại chợ Phú Lâm, thành phố H đem về nhà tại thôn L1, xã H, thị xã Đcùng chồng là Phạm Minh H dùng muỗng tự chế xúc bột ngọt nguyên liệu vào bao bì nhãn hiệu Miwon,  Ajinomoto các loại 100g, 140g, 400g, 1kg, 2kg tạo thành phẩm là bột ngọt giả nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto đem đi bán cho các tiệm tạp hóa.

Trong thời gian từ tháng 10/2019, T đã mua của T1 52 bao bột ngọt nguyên liệu về bán lại cho người tiêu dùng và còn lại chiết đóng gói giả bột ngọt hiệu Miwon và Ajinomoto bán lại cho các chủ tạp hoá do T giao dịch là Nguyễn Thị H, sinh năm 1974; Phạm Trọng H, sinh năm 1978 cùng trú tại thôn L1; Đặng Thị L, sinh năm 1973 trú tại thôn L2, xã T, thị xã Đ nhiều lần (số lượng không nhớ), với giá (loại 100g giá 4.300 đồng; loại 140g giá 6.500 đồng; loại 400g giá 15.500 đồng; loại 1kg giá 37.000 đồngvà loại 2 kg giá 77.000 đồng) thu lợi bất chính 2.500.000 đồng.

Lúc 20 giờ ngày 07/01/2020, H đang điều khiển xe mô tô biển số 78C1-062.86 (do H đứng tên sở hữu) chở bột ngọt đi tiêu thụ thì bị Công an thị xã Đông Hoà kiểm tra phát hiện thu giữ 05 gói bột ngọt nhãn hiệu MiWon loại 02kg/gói; 100 gói  bột  ngọt  nhãn  hiệu  Miwon  loại 100g/gói, 20  gói  bột  ngọt  nhãn  hiệu Ajinomoto loại 400g/gói, 05 gói bột ngọt nhãn hiệu Ajnomoto loại 01kg/gói không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. H khai đây là bột ngọt giả nhãn hiệu Miwon và Ajinomoto. Thu giữ tại nhà 01 máy ép bao bì nhãn hiệu Tân Thanh, 01 cái muỗng nhựa tự chế màu vàng, 01 cái thau nhựa đường kính 60cm, 01 cái cân nhãn hiệu Nhơn Hoà loại 2kg, 105 túi nilong có ghi chữ Miwon gồm: 5 túi 100g, 100 túi 2kg, 2.140 túi nilong có ghi Ajinomoto gồm: 1.238 túi 100g, 572 túi 140g, 150 túi 454g, 153 túi 1kg, 51 vỏ bao bột ngọt nguyên liệu loại 25kg/bao có in hình 2 con tôm và chữ nước ngoài đã sử dụng còn 19kg.

Tại Thông báo kết quả giám định số 0016a/N3.20/TĐ và số 0016b/N3.20/TĐ ngày 06/3/2020 của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 kết quả giám định như sau: Mẫu giám định bột ngọt hiệu Ajinomoto, Miwon và kết quả kiểm tra bao bì và kết quả thử nghiệm khác với kết quả kiểm tra và thử nghiệm tương ứng của mẫu so  sánh do Công  ty  TNHH  Miwon Việt Nam và Công  ty Ajinomoto Việt Nam cung cấp; Mẫu giám định bột ngọt không nhãn phụ khác với mẫu so sánh do Công  ty  TNHH  Miwon Việt Nam và Công ty Ajinomoto Việt Nam cung cấp.

Tại Công văn số 1456/KT3-N3 ngày 23/06/2020 của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 trả lời kết quả : Mẫu giám định là bột ngọt.

Tại Bản kết luận định giá tài sản số 23/HDĐG ngày 16/6/2020 của Hội đồng định giá tài sản thị xã Đông Hoà kết luận: 05  gói  bột ngọt ghi nhãn hiệu Miwon loại 02kg/gói; 100 gói bột ngọt ghi nhãn hiệu Miwonloại 100g/gói; 05 gói bột ngọt ghi  nhãn  hiệu Ajinomotoloại  01kg/gói;  120  gói  bột  ngọt  ghi  nhãn hiệu Ajinomoto loại  400g/gói;  50  gói  bột  ngọt  ghi  nhãn  hiệu Ajinomoto loại 140gam/gói có tổng giá trị 5.190.000 đồng so với giá hàng thật cùng loại.

Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, các bị cáo có đầy đủ năng lực hành vi và nhận thức được việc sản xuất, buôn bán hàng giả là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh hợp pháp của các tổ chức kinh tế, xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trật tự quản lý việc sản xuất buôn bán hàng hóa, chống hàng giả của các cơ quan quản lý nhà nước, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng. Nhưng do hám lợi,cáo bị cáo đã cố ý thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả để thu lợi bất chính. Do đó, cần phải áp dụng hình phạt nghiêm tương xứng với tính chất, mức độ do hành vi của bị cáo gây ra và tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo mới đủ tác dụng giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung cho xã hội.

Vì lẽ đó, Tòa án nhân dân huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên quyết định:

Tuyên bố bị cáo Nguyễn Thị T, Phạm Minh H phạm tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm”.

- Xử phạt bị cáo Nguyễn Thị T 02 (hai) năm 06 (sáu) tháng tù nhưng cho bị cáo hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

- Xử phạt bị cáo Phạm Minh H 02 (hai) năm tù nhưng cho bị cáo hưởng án treo, thời gian thử thách là 04 (bốn) năm kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Giao bị cáo cho UBND xã Hòa Thành, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên giám sát giáo dục trong thời gian thử thách, gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục đối với bị cáo.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự

Luật Hoàng Anh

 

 


 

[1] https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta717342t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 06/08/2021.

 

 

Luật Sư Phạm Thị Thu Hà

Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình

Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn

Luật Sư Vũ Khánh Hiếu

Luật Sư Nguyễn Thùy Dung

Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương

Luật Sư Lê Tiến Thành

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Luật Sư Đào Hồng Sơn

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:

2

Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại

2

Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam

8

Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng

10

Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi

10

Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).

15

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;

20

Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

20

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)

30

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình

300

Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…

500

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế

700

Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…

2000

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước

3000

Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sư