Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:43 (GMT+7)

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng quy định tại Điều 206 BLHS.

1. Căn cứ pháp lý

Điều 206 Chương XVIII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau:

Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

2.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Đối tượng tác động của tội phạm này là hoạt động ngân hàng như tín dụng, tài sản đảm bảo, góp vốn, mua cổ phần,....

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm gồm 10 hành vi được nhà làm luật quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Điều 12 Thông tư 39/2016 cũng quy định mức cho vay của tổ chức tín dụng hay ngân hàng như sau:

“Điều 12. Mức cho vay

Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.”

Ngoài ra, những hành vi khách quan của tội phạm cũng vi phạm quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng chi nhánh ngân hàng.

Hậu quả của tội phạm là những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, chỉ có người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Ngoài ra, chủ thể của tội pham phải đáp ứng đủ điều kiện từ đủ 16 tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XVIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng của mình gây ra hậu quả nghiêm trọng, là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện tội phạm.

3. Hình phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

Điều 206 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối cá nhân phạm tội như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

- Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Vụ án thực tế xét xử về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

Bản án số 35/2019/HS-ST ngày 24/4/2019 “V/v xét xử bị cáo Trương A vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng - phạm tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” của Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.[1]

Vào tháng 12/2013 ông Phạm Văn X, trú tại xã S có vay vốn Qũy tín dụng nhân dân S viết tắc là (QTDND) với số tiền 20.000.000 đồng và tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Ông Trương A, sinh năm 1979, trú tại thôn S 6, xã S, huyện W khi đó là Giám đốc QTDND S đã chỉ đạo bà Phạm Thị Thanh B, sinh năm 1985, trú tại thôn S7, xã S, huyện W là phó giám đốc QTDND S xác lập hồ sơ số 13/1303/HĐTD mang tên người vay là Phạm Văn X để vay thêm số tiền 230.000.000 đồng và nâng tổng mức vay vốn với số tiền là 250.000.000 đồng, kỳ hạn vay là 12 tháng, sau khi được giải ngân bà B nhận tiền và đưa cho ông A 230.000.000 đồng.

Đến tháng 9/2014, ông X đến QTDND S tất toán số tiền vay 20.000.000 đồng và nhận lại tài sản đảm bảo, bà B sợ bị bại lộ nên gọi điện thoại liên lạc cho ông A khi đang học lớp nâng cao tại tỉnh Phú Yên biết.

Qua trao đổi, ông A chỉ đạo cho bà B tự lập 01 hồ sơ khống khác và vay vốn với số tiền tương ứng để tất toán trả, bà B tự lấy thông tin khách hàng cũ đã quen biết là bà Trần Thị Xuân F3sinh năm 1985, cư trú: xóm 22, xã S, huyện W,tỉnh Bình Thuận để làm hồ sơ đề nghị vay vốn. B tự lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 194999 của vợ chồng bà đứng tên là đất ở nông thôn có diện tích 84,16m2 tại xã T (qua kết luận định giá tài sản số 168 ngày 29/12/2017 của Hội đồng định giá tài sản trong Tố tụng hình sự huyện Tuy Phong xác định thửa đất trên trị giá 48.392.000 đồng). B tự ý nâng khống giá trị thửa đất lên số tiền là 437.632.000 đồng để làm tài sản thế chấp và lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình tự làm báo cáo thẩm định tài sản và mức vay cho phù hợp lên tổng số tiền vay vốn là 300 triệu đồng và lập nên 01 hồ sơ số 14/0985/HĐTD ngày 29/9/2014 mang tên Trần Thị Xuân F3 để vay vốn, thời hạn vay là 12 tháng kể từ ngày 02.10.2014 đến ngày 02.10.2015, lãi suất cho vay là 1,28% tháng.

B đưa  hồ  sơ  đề  nghị  vay  vốn  và  hợp  đồng  tín  dụng  số 14/0985/HĐTD cho ông Đào Xuân F2 là cán bộ Quỹ tín dụng thẩm định cùng ông Nguyễn Văn F1 là Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND S để ký xét duyệt. Do quen biết và nể nang nhau nên ông F2 và ông F1không thẩm định, không thành lập hội đồng xét duyệt mà ký xác nhận để giải ngân số tiền 300.000.000 đồng.

Ngày 02.10.2014 Quỹ tín dụng nhân dân S giải ngân số tiền 300.000.000 đồng, bà B nhận số tiền 50.000.000đồng dùng vào việc sử dụng cá nhân, A nhận số tiền 250.000.000 đồng bà B tự tất toán trên hồ sơ vay vốn của ông Phạm Văn X dùm cho  ông A. Sau khi giải ngân đến khi hết hạn trên hợp đồng vay vốn và quá hạn hợp đồng ông A và bà B không thực hiện trả nợ gốc và lãi theo hợp đồng.

Đến ngày 27/2/2016, bà B biết QTDND S mời bà Trần Thị Xuân F3 làm việc để xác nhận món vay của bà Trần Thị Xuân F3 nên đã liên hệ ông A để tìm gặp bà F3 vào buổi sáng và trao đổi nhờ bà F3 đứng ra xác nhận món nợ vay. Vì quen biết bà B, bà F3 đồng ý đứng ra nhận lời khoản vay trên, qua hai lần làm việc tại QTDND S, bà F3chịu nhận món nợ vay và cam kết sẽ khắc phục hoàn trả số tiền gốc và lãi. Do làm ăn thua lỗ dẫn đến ông A, bà B không có khả năng chi trả số tiền trên hồ sơ vay vốn mang tên bà F3, vì vậy QTDND S gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong yêu cầu khắc phục. Bà F3 đã khai nhận mình không phải là người đứng ra vay trên hồ sơ số 14/0985/HĐTD mà do bà B tự ý làm toàn bộ và Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Phong để điều tra làm rõ.

Như vậy, có đủ cơ sở kết luận đây là vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” do các bị cáo Trương A và Phạm Thị Thanh B thực hiện, A đã chỉ đạo cho bị cáo Phạm Thị Thanh B lợi dụng chức vụ quyền  hạn  được  giao  để  lập  khống  hồ  sơ  vay  vốn  số  14/0985/HĐTD  ngày 29.9.2014 mang tên Trần Thị Xuân F3 và tự ý nâng giá trị tài sản bảo lãnh thế chấp của B là thửa đất nông thôn có diện tích 84,16m2 tại xã T từ 48.392.000 đồng lên 437.623.000 đồng để làm hồ sơ vay số tiền 300.000.000 đồng nhằm sử dụng vào mục đích cá nhân, đến hết thời hạn hợp đồng các bị cáo Avà B không có khả năng trả gốc và lãi suất theo hợp đồng.

Vì vậy, Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận quyết định:

Tuyên bố: Các  bị cáo Trương A, Phạm Thị Thanh B đều phạm tội “Vi phạm quy định về hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” quy định tại điểm d khoản 1 Điều 206 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Xử phạt bị cáo Trương A mức án 07 (bảy) tháng tù.Thời hạn tù tính từ ngày bị cáo chấp hành án.

Xử phạt bị cáo Phạm Thị Thanh B mức án 06 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là12 (mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án 24/4/2019.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự

Luật Hoàng Anh

 


[1] https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta326130t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 29/09/2021.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư