2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về trả tự do cho bị cáo được quy định như sau:
“Điều 328. Trả tự do cho bị cáo
Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
1. Bị cáo không có tội;
2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
3. Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù;
4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.”
Quy định tại Điều 328 BLTTHS 2015 cụ thể, bị cáo đang bị tạm giam chỉ bị tiếp tục tạm giam nếu vẫn có căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn đó. Khi không còn căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam thì phải hủy bỏ chúng. Thực chất lúc này quy định trách nhiệm của Hội đồng xét xử phải hủy bỏ biện pháp tạm giam khi không còn căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Theo quy định tại Điều này, thì trong những trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác: Bị cáo không có tội; Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt không phải là hình phạt tù; Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo; Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
Về thủ tục, thì Hội đồng xét xử phải thảo luận tại phòng nghị án và ra “Quyết định trả tự do cho bị cáo” mẫu quyết định trả tự do cho bị cáo (ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao). Chủ tọa phiên tòa công bố Quyết định trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh