Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu TNHS đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:46 (GMT+7)

Bài viết trình bày về quy trình, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 499 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được quy định như sau:

“Điều 499. Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định từ chối dẫn độ công dân Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Tòa án đã ra quyết định từ chối dẫn độ chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo của nước ngoài đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ theo quy định của luật.

3. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự được tiến hành theo quy định của Bộ luật này.

4. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử có căn cứ, đúng pháp luật.”

2. Quy định của BLTTHS 2015 về trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu TNHS đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.

Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015. Bên cạnh việc quy định về việc xử lý trường hợp công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ, BLTTHS còn quy định cụ thể thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục cụ thể các hoạt động tố tụng này. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định từ chối dẫn độ công dân Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, Tòa án đã ra quyết định từ chối dẫn độ chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo của nước ngoài đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại Điều 64 Luật tổ chức tư pháp 2007 có quy định như sau:

“Điều 64. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền.

2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.

3. Hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.

4. Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp.

5. Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự.”

 Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan được Hiến định thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong tố tụng hình sự. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan trung ương, cơ quan đầu mối trong hoạt động tương trợ tư pháp hình sự và hợp tác quốc tế khác. Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ theo quy định của luật. Trường hợp nếu cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết theo quy định của BLTTHS.

Khi phát sinh trường hợp phải tiến hành việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự thì trong quá trình giải quyết vụ án, thủ tục các bước tiến hành các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy định của BLTTHS 2015 để giải quyết.

Khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo yêu cầu hợp tác nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử có căn cứ, công bằng và đúng pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư