2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Khám xét người là việc lục soát, khám xét trong người, trong quần áo cùng các đồ vật trên người của bị can, bị cáo, người bị bắt giữ trong trường hợp quả tang hoặc khẩn cấp, người đang bị truy nã hoặc người có mặt ở nơi đang bị khám xét mà có căn cứ cho rằng người đó đang giấu trong người đồ vật cần thu giữ, nhằm mục đích phát hiện, thu giữ những vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ án.
Căn cứ Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về khám xét người được quy định như sau:
“Điều 194. Khám xét người
1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.”
Khám xét người là lục soát, tìm kiếm, xem xét trong người, trong quần áo đang mặc và đồ vật đem theo như cặp, túi sách kể cả phương tiện đi lại của người bị khám xét nhằm mục đích phát hiện thu giữ công cụ, phương tiện có liên quan đến vụ án, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có và những dấu vết, đồ vật, tài liệu khác có ý nghĩa hoạt động điều tra.
Người bị khám xét có thể là bị can, bị cáo, người bị bắt giữ trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người đang bị truy nã, người bị yêu cầu dẫn độ hoặc người có mặt ở nơi đang bị khám xét mà có căn cứ khẳng định người đó đang dấu trong người đồ vật cần thu giữ. Việc khám xét người phải có lệnh của cấp có thẩm quyền. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc đưa cho người bị khám xét đọc lệnh khám xét là để họ biết lý do bị khám xét và người đã ký lệnh khám xét người.
Trước tiên, người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét. Để đảm bảo tính khách quan cũng như nhân phẩm, danh dự của con người, luật quy định việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Như vậy, qua đây ta thấy Điều luật đã sửa tên từ “Khám người” thành “Khám xét người”, bổ sung cụm từ “hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án”. Sửa cụm từ “Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến” thành “Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiên”, ngoài ra Điều luật quy định “không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét”.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh