2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Quy định về tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét được quy định cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Mục đích của khám xét nhằm thu thập chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, vì vậy nên Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định chặt chẽ về việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét.
Căn cứ Điều 198 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét được quy định như sau:
“Điều 198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.”
Trong quá trình khám xét, nếu phát hiện đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ lưu hành như: tài liệu phản động, văn hóa phẩm đồi trụy, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ, chất ma túy, vũ khí quân dụng thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình,đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
Các đồ vật cần phải niêm phong khi tạm giữ là: vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, các chất ma túy và các loại đồ vật khác mà Điều tra viên xét thấy cần phải niêm phong. Việc quy định các đồ vật cần phải niêm phong nhằm bảo quản không bị tráo đổi mất mát.
Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này, cụ thể:
“Điều 133. Biên bản
1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất.
Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.”
Biên bản khám xét phải mô tả đầy đủ tên, chủng loại, màu sắc, đặc điểm, trọng lượng, kích thước những tài liệu, đồ vật bị tạm giữ. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh