2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Căn cứ Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về đình chỉ điều tra được quy định như sau:
“Điều 230. Đình chỉ điều tra
1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.”
Đình chỉ điều tra là việc cơ quan có thẩm quyền điều tra chấm dứt việc điều tra đối với một phần hay toàn bộ vụ án trong những trường hợp do pháp luật quy định. Đình chỉ điều tra là một hình thức để kết thúc điều tra (Điều 232 BLTTHS).
Các trường hợp CQĐT phải ra quyết định đình chỉ điều tra gồm:
- Vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của người đại diện của bị hại nhưng trong giai đoạn điều tra, người đã yêu cầu khởi tố tự nguyện rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.”
- Trong giai đoạn điều tra, CQĐT xác định được một trong 8 căn cứ quy định tại Điều 157 BLTTHS 2015 là những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự nhưng CQĐT đã khởi tố vụ án, đến giai đoạn điều tra mới xác định được căn cứ đó nên phải đình chỉ điều tra, cụ thể:
“Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.”
- Trong giai đoạn điều tra có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho bị can quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 BLHS, đó là các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và các trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể:
“Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”
“Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
d) Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
“Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.”
Như vậy người dưới 18 tuổi có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp do pháp luật quy định (đối với các trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự CQĐT có thể đình chỉ điều tra.
- Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Hết thời hạn điều tra vụ án được hiểu là đã hết thời gian gia hạn điều tra được quy định tại Điều 172 BLTTHS. Việc đình chỉ điều tra trong trường hợp này giải quyết có lợi cho người bị buộc tội do thời hạn điều tra đã hết mà không đủ chứng cứ chứng minh họ đã thực thực hiện tội phạm. Theo Điều 13 suy đoán vô tội, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự thủ tục do BLTTHS quy định và có bản kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì có quan có thẩm quyền tiến hành phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Trường hợp này, CQĐT không đủ căn cứ để chứng minh bị can thực hiện tội phạm, do vậy phải xác định bị can là không có tội và chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự đối với họ bằng hình thức đình chỉ điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra thuộc về Thủ trưởng CQĐT hoặc Phó thủ trưởng CQĐT khi được nhận phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 136 BLTTHS. CQĐT có thể ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra đối với bị can. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Cấp trưởng hoặc cấp phó các cơ quan của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng cũng có quyền quyết định đình chỉ điều tra theo điểm g Điều 39 BLTTHS) Việc đình chỉ điều tra của những chủ thể nói trên cũng cần được thực hiện theo quy định tại Điều 230 BLTTHS 2015.
Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự kiểm sát việc đình chỉ vụ án theo điểm đ khoản 1 Điều 42 BLTTHS. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại BLTTHS 2015.
Ngoài ra, Điều này còn được quy định tại Điều 33 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, cụ thể:
“Điều 33. Đình chỉ điều tra
1. Khi có căn cứ đình chỉ điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp rà soát chứng cứ, tài liệu bảo đảm việc đình chỉ điều tra có căn cứ, đúng quy định tại Điều 230, Điều 443 Bộ luật Tố tụng hình sự; nếu thấy đủ căn cứ thì Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can; nếu thấy không đủ căn cứ thì Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra.
2. Khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), xử lý vật chứng, những vấn đề khác có liên quan và thực hiện việc thông báo, gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; đối với biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế do Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra phải có văn bản thông báo để Viện kiểm sát quyết định việc hủy bỏ.”
Và tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP:
“Điều 7. Phục hồi, đình chỉ điều tra đối với vụ án đã tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra
Định kỳ (hằng tháng, 06 tháng, 01 năm) cơ quan có thẩm quyền điều tra và Viện kiểm sát phối hợp rà soát, đối chiếu, phân loại các vụ án tạm đình chỉ điều tra và tùy từng trường hợp xử lý như sau:
1. Đối với vụ án có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra và vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra ra quyết định phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự. Quyết định phục hồi điều tra được thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
2. Đối với vụ án tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra mà không phải tra quyết định phục hồi điều tra;
3. Việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này căn cứ vào quy định tại Điều 27, Điều 38 Bộ luật Hình sự và phân loại tội theo khoản, điều của Bộ luật Hình sự ghi trong quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can. Trường hợp quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can chỉ ghi điều luật, không ghi khoản và quá trình điều tra chưa chứng minh làm rõ được hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật đó thì việc xác định thời hiệu căn cứ vào khung hình phạt trong cấu thành cơ bản của điều luật đó;
4. Đối với vụ án đang tạm đình chỉ điều tra có một trong các căn cứ đình chỉ điều tra theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự, Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 32/1999), Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 33/2009), Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc hình hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 41/2017) mà còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với Viện kiểm sát trước khi ra quyết định các căn cứ đình chỉ ra kết luật điều tra và ra quyết định đình chỉ điều tra;
5. Việc giao, gửi, thông báo quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 232 và khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, quyết định đình chỉ điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Chậm nhất 02 ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra gửi quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát để kiểm sát theo quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh