2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ Điều 495 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam được quy định như sau:
“Điều 495. Việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam
Việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại.”
Đây là Điều luật mới được quy định trong BLTTHS 2015. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn giải quyết một số vụ án có yếu tố nước ngoài, BLTTHS 2015 quy định về việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam.
Trước hết, việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài có ký điều ước quốc tế về hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự. Theo Công ước viên năm 1969, thuật ngữ “Điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì. Từ đó, được hiểu “Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương. Như vậy trong quá trình tố tụng hình sự khi nước CHXHCN Việt Nam ký kết điều ước ước tế với nước ngoài về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự thì các bên sẽ phải thực hiện chính xác và đầy đủ các quy định mà Điều ước đã quy định ra.
Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài không có ký điều ước quốc tế về hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự thì việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài tại Việt nam thực hiện theo quy tắc có đi có lại. Nguyên tắc “có đi có lại” là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, theo đó một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định, có thể là chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đã ngộ tối huệ quốc hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân một nước ngoài giống như chế độ pháp lý, những quyền lợi ưu đãi mà các thể nhân pháp nhân của nước này cũng được hưởng ở nước ngoài đó.
Như vậy việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, là Điều ước do các bên thỏa thuận với nhau, trường hợp các quốc gia không ký kết với nhau Điều ước quốc tế song phương thì lúc đó sẽ thực hiện theo nguyên tắc dựa trên cơ sở của việc có đi có lại giữa các quốc gia với nhau.
Và tại Điều 4 Luật tương trợ tư pháp 2007 cũng có quy định về các nguyên tắc tương trợ tư pháp như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc tương trợ tư pháp
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh