2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục là xem xét những chứng cứ của vụ án, chứ không chỉ là căn cứ vào hồ sơ. Điều này còn có chức năng kiểm tra lại tính chân thực của những tài liệu do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập trong quá trình điều tra truy tố, góp phần phát hiện những vi phạm trong hoạt động điều tra truy tố của các cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo tính chân thực và khách quan trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên tắc xét xử trực tiếp được thực hiện bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án,... xem xét các vật chứng và nghe lời bào chữa của người bào chữa.
Căn cứ Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục được quy định như sau:
“Điều 250. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
1. Việc xét xử được tiến hành bằng lời nói.
Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
2. Việc xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa.”
Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục là nguyên tắc cơ bản, quan trọng của phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm xét xử vụ án hình sự.
Nội dung của nguyên tắc này là Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án, kiểm tra xem xét một cách đầy đủ, khách quan mọi chứng cứ, bao gồm những tình tiết và chứng cứ về việc: định tội, định khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết về nhân thân bị cáo; thiệt hại và việc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Bản án của Tòa án chỉ căn cứ vào những chứng cứ (cả chứng cứ có trong hồ sơ vụ và chứng cứ mới thu thập được tại phiên tòa) được xem xét tại phiên tòa. Chứng cứ chưa được xem xét tại phiên tòa thì không được dùng làm căn cứ trong bản án.
Nguyên tắc xét xử trực tiếp phải được chấp hành nghiêm chỉnh thì việc mở phiên tòa mới có ý nghĩa và mới đảm bảo được việc xử lý vụ án được chính xác.Nguyên tắc này cũng đảm bảo tính độc lập xét xử của Tòa án, vì Tòa án dựa vào kết quả của phiên tòa và có quyền xét xử khác với ý kiến của cơ quan điều tra, viện kiểm sát. Chính vì vậy, Tòa án phải kiểm tra một cách đầy đủ và khách quan các chứng cứ buộc tội cũng như các chứng cứ gỡ tội và tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo. Tránh việc xét hỏi một cách qua loa, không muốn cho bị cáo khai khác với hồ sơ hoặc trái với dự định xét xử đã định trước. Tòa án vi phạm nguyên tắc xét xử trực tiếp cũng đồng nghĩa với vi phạm nguyên tắc "Xác định sự thật khách quan của vụ án" và nguyên tắc "tính bảo vệ quyền bào chữa của bị cáo". Vì thế, toàn bộ bản án sẽ bị hủy hoặc sẽ bị hủy một phần nếu sự vi phạm chỉ ảnh hưởng đến một phần của bản án.
Theo đó, Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, giám định viên khai báo và trình bày miệng với Hội đồng xét xử. Bởi, chỉ bằng lời nói thì người ta mới trình bày được suy nghĩ và nhận xét của mình. Chính vì vậy, chỉ có thể xét xử vụ án bằng cách nghe những lời khai về chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội và yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ được giải quyết trong vụ án. Việc tranh luận giữa kiểm sát viên với Luật sư cũng được thực hiện bằng miệng; nếu có người vắng mặt thì Tòa án phải công khai lời khai của họ tại cơ quan điều tra cũng như các tài liệu khác tại phiên tòa.
Việc xét xử phải được tiến hành liên tục từ khi bắt đầu phiên tòa đến khi tuyên án, trừ thời gian nghỉ (nghỉ qua đêm, ngày chủ nhất, ngày lễ) và thời gian tạm ngừng phiên tòa (theo quy định tại Điều 251 BLTTHS 2015). Thời gian nghị án cũng là thời gian Tòa án làm việc.
Để bảo đảm việc xét xử liên tục, các thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và Thư ký ghi biên bản phiên tòa phải tham gia phiên tòa từ khi khai mạc cho đến khi kết thúc. Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký dự khuyết cũng phải có mặt tại phiên tòa suốt thời gian xét xử. Vì vậy, đối với những vụ án phải xét xử nhiều ngày Tòa án thường cử Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký dự khuyết để có thể thay thế Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký không thể tham gia xem xét được nhằm tránh việc hoãn phiên tòa và bảo đảm xét xử liên tục.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh