2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Điều 13 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 04 chủ thể có trách nhiệm chính trong thông tin, tuyên tuyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động.
Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động bao gồm người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, người sử dụng người lao động không trong quan hệ lao động, tổ chức sự nghiệp công lập có hợp đồng làm việc với viên chức, cơ quan nơi làm việc của cán bộ, công chức. Các chủ thể này đều có mối quan hệ mật thiết với người lao động (nói chung) khi thực hiện quyền quản lý, giám sát, điều hành người lao động cũng như tiến hành trả lương cho người lao động. Chủ thể này cũng là chủ thể chịu trách nhiệm chính đối với môi trường, điều kiện làm việc của người lao động, từ đó dẫn đến nghĩa vụ tương đối rộng liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
Về thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau:
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Người sử dụng lao động có thể tự có các hoạt động độc lập tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động như dán áp phích, khuyến cáo công khai tại nơi làm việc để người lao động có thể nhìn thấy, lập các khảo sát cho người lao động tham gia liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi với người lao động về an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có thể thực hiện các hoạt động này khi phối hợp với Công đoàn tại cơ sở, cơ quan có thẩm quyền như Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, điển hình là các hoạt động mít tinh, gặp mặt, tập huấn, giáo dục tổ chức ngoài giờ làm việc được tổ chức bởi Công đoàn tại cơ sở, cơ quan chuyên môn về lao động có sự kết hợp với người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành nội quy lao động, và một trong những nội dung quan trọng nhất của nội quy lao động là vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Khi xây dựng nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cũng như phải nghiên cứu về pháp luật lao động cũng như pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để nội quy lao động không bị trái pháp luật. Vì vậy, người sử dụng lao động là chủ thể có sự hiểu biết về lao động và an toàn, vệ sinh lao động, và có khả năng hướng dẫn người lao động, người có mặt tại nơi làm việc.
Việc hướng dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động có thể được thực hiện đơn giản như công bố công khai bằng văn bản nội quy lao động, quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, hoặc tổ chức tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền tin tại nơi làm việc.
Nội dung của các hoạt động hướng dẫn bao gồm:
- Các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động đã ký kết
- Các quy định của người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
- Các quy định về an toàn, vệ sinh lao động do các cơ quan có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản thực hiện pháp luật nhưng áp dụng lên người sử dụng lao động và người lao động tại cơ sở
Nhà sản xuất, đứng dưới góc độ không trong các quan hệ hợp đồng lao động và các loại hợp đồng tương tự, mà trong quan hệ hợp đồng mua bán, thương mại, thì là chủ thể cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho chủ thể khác. Liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, nhà sản xuất ở đây là nhà sản xuất cung cấp cho người sử dụng lao động các sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất, thực hiện công việc của người lao động, như máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện kỹ thuật, bảo hộ cá nhân,…
Với vị trí này, nhà sản xuất khó có thể thông tin, tuyên truyền cho chủ thể khác về an toàn, vệ sinh lao động, trừ đối với người sử dụng lao động (hoặc người lao động nếu nhà sản xuất trực tiếp đến cơ sở hướng dẫn người lao động), chủ thể trực tiếp mua sản phẩm của nhà sản xuất. Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động kèm theo sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng lao động trong quá trình lao động. Đây cũng nằm trong các nghĩa vụ của nhà sản xuất khi phải cung cấp thông tin đầy đủ về chất lượng sản phẩm cho khách hàng, trong đó có các khuyến cáo cần thiết đối với các sản phẩm có thiếu sót hoặc những sản phẩm được sử dụng trong môi trường đặc biệt. Nhà sản xuất có thể cung cấp thông tin này cho người sử dụng lao động để người sử dụng lao động tuyên truyền, huấn luyện người lao động hoặc trực tiếp đến cơ sở làm việc hỗ trợ hướng dẫn người lao động. Thông thường, trường hợp trực tiếp đến cơ sở để hỗ trợ hướng dẫn người lao động đều được coi là ưu đãi của nhà sản xuất dành cho khách hàng.
Trên đây là 02 trong 04 chủ thể có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động. Để tìm hiểu thêm về 02 chủ thể còn lại, xin tham khảo: Các chủ thể nào có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 2).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh