2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Các chủ thể nào có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động? (Phần 1) đã giới thiệu về 02 chủ thể trong 04 chủ thể có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 02 nhóm chủ thể còn lại có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động.
Cơ quan, tổ chức ở đây là các cơ quan trực tiếp quản lý người lao động theo địa bàn các cấp hoặc theo chuyên ngành và các tổ chức bao gồm tổ chức chính trị - xã hội (Công đoàn Việt Nam, Liên hiệp Hội phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam,…) và các tổ chức khác.
Hộ gia đình là tập hợp những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống theo pháp luật về hôn nhân và gia đình và chung sống với nhau.
Hai nhóm chủ thể này có đặc điểm chung là không trực tiếp tham gia vào quan hệ lao động, quan hệ việc làm và ngoài Công đoàn Việt Nam và các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình này thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục theo hướng rất khác so với người sử dụng lao động hay nhà sản xuất. Theo Khoản 3 Điều 13 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, các chủ thể này có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động của mình: Đây là trách nhiệm chung của hầu hết các chủ thể có mối liên kết với người lao động. Các hoạt động tuyên truyền, phổ cập kiến thức, giáo dục kỹ năng cho người lao động được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau, từ phía gia đình, nơi ở, nơi sinh hoạt cộng đồng (dân cư, cộng đồng người lao động, cộng đồng khác). Từ việc thực hiện tuyên truyền một toàn diện, người lao động có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về an toàn, vệ sinh lao động hơn so với chỉ được tuyên truyền tại nơi làm việc.
- Tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, gây hại, nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và cộng đồng trong quá trình lao động: Các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, gây nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và cộng đồng có thể kể đến như thói quen không rửa tay, khử khuẩn trước khi làm việc, hủ tục không tắm trong những ngày nhất định trong năm,… đều cần được xóa bỏ. Do các chủ thể này có được sự tin tưởng hơn của người lao động do mối quan hệ, liên kết gần gũi với người lao động, nên chỉ có các chủ thể này mới có thể tuyên truyền xóa bỏ các thói quen, hủ tục mất vệ sinh, gây hại, nguy hiểm cho người lao động một cách hiệu quả nhất.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương. Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện giao trách nhiệm cho các cơ quan tổ chức khác đồng cấp hoặc dưới cấp thực hiện các hoạt đồng tuyên truyền một cách đồng bộ và toàn diện, tránh trường hợp xảy ra các hoạt động thiếu nhất quán, chồng chéo.
Cơ quan thông tin đại chúng là các báo, đài ở trung ương và địa phương, bao gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo lao động, Báo tuổi trẻ,… Các cơ quan này được coi là các cơ quan ngôn luận của Nhà nước, có trách nhiệm thường xuyên tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, lồng ghép thông tin về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với các chương trình, hoạt động thông tin, truyền thông khác như các hoạt động truyền thông giải trí, tin tức, cập nhật, phong trào, giải thưởng… Thậm chí, các thông tin này có thể được truyền tải sâu rộng qua phim truyện, gameshow, talkshow mà người xem quan tâm, từ đó nâng cao nhận thức chung về an toàn, vệ sinh lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh