2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể hiện nay theo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đáp ứng đủ các điều kiện của người sử dụng lao động nước ngoài, hoặc doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện công việc ở nước ngoài (căn cứ theo hợp đồng lao động, hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc).
Quan hệ trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm quan hệ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các chủ thể cá nhân, tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc (có thể là chủ thể Việt Nam, có thể là chủ thể nước ngoài) và quan hệ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các chủ thể người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khác, người lao động nước ngoài.
Theo Điều 7 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, có 17 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 hành vi bị nghiêm cấm đầu tiên.
Hợp đồng giữa người lao động và chủ thể đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải được giao kết dựa trên sự trung thực, tự nguyện của đôi bên, nếu một trong hai bên không cung cấp đúng các thông tin thì khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng đó có thể bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ.
Đối với chủ thể cung cấp thông tin sai sự thật (qua các hoạt động lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối…) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, quyền lợi của người lao động thì có thể bị xử lý hình sự với tội lừa đảo.
Đối với chủ thể là cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị xử lý hình sự đối với các tội khác nhau như tội tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội mua bán người,…
Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động thì phải có sự chấp thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, việc người lao động ra nước ngoài làm việc phải được chấp thuận bởi cơ quan đăng ký cư trú và các cơ quan quản lý tại địa phương khác. Nếu hỗ trợ người lao động hoặc trực tiếp làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không có sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì đây là việc đưa người lao động ra nước ngoài bất hợp pháp, không được pháp luật Việt Nam bảo hộ và có thể bị xử lý hình sự với tội tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
Người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ được làm việc theo hợp đồng có thời hạn, hết thời hạn hợp đồng (hoặc hợp đồng lao động chấm dứt) hoặc bị trục xuất khỏi quốc gia đang làm việc, thì người lao động phải trở về Việt Nam hoặc tiếp tục giao kết hợp đồng mới để làm việc ở nước ngoài. Nếu người lao động ở lại nước sở tại mà không có hợp đồng lao động, không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nước sở tại, thì người lao động đang vi phạm pháp luật. Việc cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bị nghiêm cấm.
Mỗi cá nhân là công dân của bất kỳ quốc gia nào đều được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động, cưỡng bức lao động trong pháp luật về lao động tại Việt Nam hay trên các quốc gia khác thì là các hành vi bị nghiêm cấm, người thực hiện các hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ hành vi.
Xem thêm:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 2)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 3)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 4)
Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh