Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:39 (GMT+7)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Phần 2)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 04 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 05 hành vi tiếp theo bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà không có giấy phép; sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Nếu không được cấp phép bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tức là doanh nghiệp không có quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Giấy phép chỉ được áp dụng đối với một doanh nghiệp, doanh nghiệp khác muốn được hoạt động trong lĩnh vực này phải có giấy phép riêng. Suy ra, bất kỳ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài mà chủ thể thực hiên không có giấy phép, hoặc giấy phép không của chủ thể đó thì đều là bất hợp pháp.

Giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho chi nhánh của doanh nghiệp không đúng quy định của Luật Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020

Giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho chi nhánh của doanh nghiệp thì chi nhánh của doanh nghiệp phải đảm bảo 03 điều kiện:

- Được doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ

- Người đứng đầu chi nhánh đáp ứng điều kiện: trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

- Cỏ đủ số lượng nhận viên nghiệp vụ được giao

- Có cơ sở vật chất của chi nhánh hoặc được chi nhánh thuê để thực hiện nhiệm vụ giáo dục định hướng được giao cho người lao động

Nếu chi nhánh không đạt đủ các điều kiện trên mà vẫn giao nhiệm vụ thì doanh nghiệp giao nhiệm vụ trái pháp luật, hành vi này bị nghiêm cấm.

Lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật

Hoạt động chuẩn bị nguồn lao động, tuyển chọn người lao động đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để người lao động đi nước ngoài làm việc không phải là hoạt động môi giới mà là hoạt động cần thiết để người sử dụng lao động hoặc bên đưa người lao động ra nước ngoài.

Thu tiền môi giới của người lao động

Các cá nhân, tổ chức không được thu tiền môi giới của người lao động dù có thực hiện hoạt động môi giới cho người lao động ra nước ngoài làm việc. Đây là điểm mới của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020.

Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020

Việc thu tiền dịch vụ của người lao đông phải đảm bảo không vượt quá mức trần thu tiền dịch vụ được quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020 và việc thu tiền phải đảm bảo không có quy định.

Xem thêm:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 1)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 3)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 4)

Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư