2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 1); Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 2); Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 3) đã giới thiệu về 12 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về các hành vi còn lại bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
- Khu vực đang bị nhiễm xạ;
- Khu vực bị nhiễm độc;
- Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Trên đây là các khu vực nguy hiểm, khi làm việc ở đây có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động dù trình độ, sức khỏe của người lao động ra sao. Đặc biệt, khi nhiễm xạ, chất độc, khu vực có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thế hệ sau của người lao động hoặc người thân của người lao động do lây nhiễm. Nói cách khác, việc làm việc trong các khu vực này có thể làm ảnh hưởng đến mặt bằng sức khỏe của người Việt Nam, nên các hành vi làm việc trong các khu vực trên bị nghiêm cấm.
Hợp đồng lao động chấm dứt theo thỏa thuận trong hợp đồng (hết hạn hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, bị xử lý kỷ luật, bị trục xuất khỏi nước sở tại,…). Người lao động có thể gia hạn hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng lao động mới (trong khuôn khổ cho phép của pháp luật nước sở tại). Nếu không, người lao động phải trở lại Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Việc tự ý ở lại nước ngoài mà không có căn cứ (hợp đồng lao động, sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam và nước sở tại) được coi là bất hợp pháp cả ở Việt Nam và nước sở tại đó.
Đây là hành vi của cơ quan, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, làm người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong hoạt động ra nước ngoài làm việc, dẫn đến người lao động không được và không thể tham gia lao động ở nước ngoài.
Doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Các điều kiện này được quy định tại Điều 10 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, trong đó bao gồm các điều kiện về vốn điều lệ (tối thiểu 05 tỷ đồng); ký quỹ; điều kiện về người đại diện theo pháp luật; điều kiện về số lượng nhận viên nghiệp vụ; cơ sở vật chất; trang thông tin điện tử. Nếu doanh nghiệp không đạt các điều kiện này thì không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước đúng quy định của pháp luật là sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý Quỹ, tài chính, pháp luật về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đảm bảo không mất cân bằng Quỹ.
Xem thêm:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 1)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 2)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào? (Phần 3)
Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh