2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài là doanh nghiệp có đầy đủ các yếu tố sau:
- Là doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
- Mục đích đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là để đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài. Tức, mục đích chính đưa người lao động ra nước ngoài không phải là thực hiện hoạt động lao động mà là đào tạo.
Theo Điều 36 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài bao gồm:
- Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài: Đây là điều kiện xác định chủ thể. Nếu không có hợp đồng nhận người lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài, không thể xác định là doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài. Hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phải được lập theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Có tiền ký quỹ thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định của Chính phủ: Số tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp là bằng 10% một lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Hợp đồng nhận lao động thực tập.
- Chỉ được đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài theo hợp đồng nhận lao động thực tập: Tức là, chỉ được đưa người lao động đi làm việc, đào tạo, nâng cao trình độ tại nơi tiếp nhận thực tập đã được thỏa thuận trong hợp đồng nhận thực tập, không được đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo không được thỏa thuận trong hợp đồng, cũng không được đưa người lao động đi làm việc, lao động mà không đào tạo, nâng cao trình độ.
- Ngành, nghề, công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Các ngành nghề, công việc cụ thể người lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và các công việc được nước tiếp nhận lao động chấp nhận, cho phép thực hiện.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh