Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:42 (GMT+7)

Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

 

Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thực hiện các công trình, dự án ở nước ngoài dựa trên việc trúng thầu, nhận thầu, có nhu cầu đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các công trình, dự án mà doanh nghiệp đã trúng thầu, nhận thầu.

Nói cách khác, khác với doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài chỉ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại chính các công trình, dự án của mình. Do đó, các điều kiện đối với nhóm chủ thể này khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng khác.

Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Theo Điều 30 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

a. Có hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài

Điều kiện đầu tiên xác định tư cách chủ thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài thì mới được xác định là doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án nước ngoài, từ đó mới xác định các điều kiện khác khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nếu không có hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài, doanh nghiệp không được xác định là nhóm chủ thể doanh nghiệp Việt Nam có thể tự đưa người lao động ra nước ngoài làm việc cho mình.

b. Có phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án chỉ được đưa người lao động đi nước ngoài làm việc cho mình khi đã xây dựng phương án đưa người lao động đi làm việc (trong đó bao gồm số lượng người lao động làm việc ở công trình cần thiết, chất lượng lao động, hoạt động đào tạo thực hiện công việc,…), phương án này dựa trên pháp luật nước tiếp nhận lao động.

Sau khi xây dựng phương án, doanh nghiệp phải báo cáo lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo đúng quy định.

c. Chỉ đưa người lao động Việt Nam đang làm việc cho chính doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đi làm việc tại công trình, dự án ở nước ngoài theo hợp đồng trúng thầu, nhận thầu

Theo đó, doanh nghiệp chỉ được tuyển, sử dụng người lao động đi làm việc ở chính dự án, công trình mà mình đã nhận thầu, trúng thầu mà không sử dụng người lao động Việt Nam đang làm việc cho chính doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà địa điểm, công trình làm việc không phải là công trình, dự án mà doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu thì doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư