2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, người trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Ở đây, người lao động là nhóm người làm việc cho doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài (người sử dụng lao động) và được các chủ thể này đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Điều 44 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, điều kiện của người lao động để được doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Năng lực hành vi dân sự của một cá nhân được mặc định là đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi (trừ trường hợp đã bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế nặng lực hành vi dân sự).
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải theo ý chí tự nguyện, tự người lao động muốn đi mà không có bất kỳ yếu tố ép buộc, lừa dối nào, đây cũng là yếu tố quan trọng để giao kết một hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, để những hợp đồng này không bị vô hiệu.
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động: Đủ sức khỏe để tham gia lao động ở nước ngoài (theo quy định của pháp luật Việt Nam), đủ sức khỏe để tham gia các công việc theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động và đáp ứng tiêu chuẩn lao động tại nước tiếp nhận lao động.
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động: Các yêu cầu này do bên nước ngoài tiếp nhận lao động đưa ra phụ thuộc vào công việc.
- Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng: Khóa học định hướng do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tổ chức.
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam: Các trường hợp bị cấp xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh