Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:39 (GMT+7)

Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản

Đối tượng áp dụng điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản

Đối tượng áp dụng điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản là doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Các doanh nghiệp này phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đồng thời, phải được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (tức đáp ứng các điều kiện chung để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng).

Sau khi đã được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng các điều kiện về thị trường hoạt động trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Tuy nhiên, nếu lĩnh vực làm việc của người lao động là hộ lý (người hỗ trợ bệnh nhân trong các sinh hoạt cơ bản như ăn, uống, đi vệ sinh, di chuyển, phục hồi chức năng,…) tại Nhật Bản, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản.

Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản

Theo Điều 17 Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ, người lao động được thực hiện các điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản:

Doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản

Hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam là thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài về việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ tức là doanh nghiệp đã, đang cung ứng người lao động cho bên phía người sử dụng lao động Nhật Bản mà không có các hoạt động vi phạm hợp đồng hay vi phạm pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản nào.

Có cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý, bồi dưỡng ngoại ngữ hoặc liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có trang thiết bị nghe nhìn cơ bản để đào tạo tiếng Nhật; có phòng thực hành được trang bị xe lăn, khung hỗ trợ di chuyển, giường y tế, bàn ghế ăn, tay vịn gắn tường, ghế tắm, bồn tắm, bồn cầu tự động và tủ đựng dụng cụ y tế để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý theo chương trình của Nhật Bản;

- Có ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản;

- Có ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản.

Như vậy, không phải người lao động nào cũng có thể trở thành hộ lý. Những người có thể trở thành hộ lý và đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn về nghề hộ lý của Nhật Bản, điều đó dẫn đến phải có hoạt động bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ đối với người lao động sang làm hộ lý của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản. Để thực hiện bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý, bồi dưỡng ngoại ngữ một cách có hiệu quả nhất thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, điều kiện về năng lực tiếng Nhật của giáo viên.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư