2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 33 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề hỗ trợ học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành như sau:
Vì học sinh, sinh viên thực hiện công việc trong quá trình thực hành ở nơi thực hành do cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm bố trí điều kiện lao động, môi trường lao động cũng như quản lý học sinh, sinh viên của mình, nên khi các chủ thể này bị tai nạn thì những người biết về tai nạn báo ngay với cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề. Cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm đảm bảo các thiết bị, vật tư y tế cũng như những người chuyên thực hiện công tác y tế để thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho học sinh, sinh viên bị tai nạn.
Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề phải thanh toán chi phí y tế từ quá trình sơ cứu, cấp cứu đến điều trị, phục hồi cho học sinh, sinh viên bị tai nạn:
Các loại chi phí do bảo hiểm y tế chi trả đối với học sinh, sinh viên được quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014:
- Bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã
- 100% chi phí khám, chữa bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bảo hiểm khám, chữa bệnh không đúng tuyến
- 80% chi phí đối với các đối tượng sinh viên, học sinh còn lại
- Tại bệnh viện trung ương, học sinh, sinh viên được bảo hiểm y tế thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện, học sinh, sinh viên được bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú
Trong các trường hợp sau cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề phải thực hiện tạm ứng và thanh toán chi phí cho học sinh, sinh viên:
- Khi học sinh, sinh viên được đưa đi cấp cứu, chưa kịp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề phải thực hiện tạm ứng các chi phí cấp cứu, điều trị cho sinh viên, học sinh
- Khi bảo hiểm y tế không thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho học sinh, sinh viên bị tai nạn, thì cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm chi trả phần còn lại. Ví dụ: Sinh viên bị tai nạn lao động được đưa điều trị trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương chỉ được bảo hiểm chi trả 40% chi phí điều trị nội trú, suy ra cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề của sinh viên này phải trả 60 chi phí y tế còn lại.
Trong trường hợp học sinh, sinh viên không tham gia bảo hiểm y tế, đây cũng là trách nhiệm của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề khi không tổ chức cho sinh viên, học sinh của mình tham gia bảo hiểm y tế và để xảy ra tai nạn lao động trong quá trình thực hành. Vì vậy, theo Điểm b Khoản 2 Điều 33 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, nếu sinh viên, học sinh của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề không tham gia bảo hiểm y tế mà bị tai nạn lao động khi thực hành thì cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí y tế.
Cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm giới thiệu học sinh, sinh viên của mình đi giám định y khoa tại Hội đồng giám định y khoa (không phải các cơ sở y tế thông thường) để xác định mức độ suy giảm sức khỏe, tổn thương cơ thể của sinh viên, học sinh bị tai nạn lao động nhằm xác định trách nhiệm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế cũng như trách nhiệm của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề. Đồng thời, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề phải trả phí khám, giám định mức độ tổn thương cơ thể.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh