Hợp đồng môi giới và thù lao theo hợp đồng môi giới trong lĩnh vực đưa người lao động ra nước ngoài làm việc là gì

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:41 (GMT+7)

Hợp đồng môi giới và thù lao theo hợp đồng môi giới trong lĩnh vực đưa người lao động ra nước ngoài làm việc là gì

Hợp đồng môi giới

Theo Khoản 1 Điều 22 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020:

“Điều 22. Hợp đồng môi giới và thù lao theo hợp đồng môi giới

1. Hợp đồng môi giới là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian về việc giới thiệu bên nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam để giao kết hợp đồng cung ứng lao động theo quy định của Luật này.”

- Chủ thể giao kết hợp đồng môi giới là doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng và tổ chức, cá nhân trung gian (tổ chức được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài nếu là tổ chức nước ngoài; cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài).

- Đối tượng của hợp đồng là hoạt động giới thiệu bên nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam cho doanh nghiệp dịch vụ tại Việt Nam để giao kết hợp đồng cung ứng lao động.

Như vậy, hợp đồng môi giới là hợp đồng tạo tiền đề để doanh nghiệp dịch vụ đăng ký hợp đồng cung ứng dịch vụ. Đôi khi trong nhiều trường hợp không giao kết hợp đồng môi giới thì doanh nghiệp dịch vụ không tiếp cận được với bên tiếp nhận người lao động ở nước ngoài.

Thù lao theo hợp đồng môi giới

Thù lao theo hợp đồng môi giới do 02 bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức trần.

Mức trần thù lao được quy định tại Phụ lục XI Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, là mức trần dựa trên thị trường tiếp nhận người lao động:

MỨC TRẦN TIỀN DỊCH VỤ THU TỪ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG, NGÀNH, NGHỀ, CÔNG VIỆC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Thị trường/ngành, nghề, công việc

Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động

1

Nhật Bản

 

a)

Thực tập sinh kỹ năng số 3

(trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý)

0 đồng

b)

Lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình Thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc Thực tập sinh kỹ năng số 3 đủ điều kiện tiếp nhận sang lao động kỹ năng đặc định)

0 đồng

c)

Lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

2

Đài Loan (Trung Quốc)

 

a)

Hộ lý và y tá tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

b)

Chăm sóc người bệnh tại gia đình (khán hộ công gia đình), giúp việc gia đình, nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ

0,4 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 01 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

3

Hàn Quốc

 

 

Thuyền viên tàu cá gần bờ

0,7 tháng tiền lương/mỗi 12 tháng hợp đồng và tối đa không quá 02 tháng tiền lương/hợp đồng từ 36 tháng trở lên

4

Malaysia

 

 

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

5

Các nước Tây Á

 

 

Lao động giúp việc gia đình

0 đồng

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư