Hợp đồng nhận lao động thực tập là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:43 (GMT+7)

Khái niệm, nội dung hợp đồng nhận lao động thực tập

Khái niệm hợp đồng lao động thực tập

Theo Khoản 1 Điều 37 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020:

Điều 37. Hợp đồng nhận lao động thực tập

1. Hợp đồng nhận lao động thực tập là thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp Việt Nam với cơ sở tiếp nhận lao động thực tập ở nước ngoài về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa đi và tiếp nhận người lao động của doanh nghiệp đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

Theo đó:

- Hợp đồng nhận lao động thực tập là hợp đồng được giao kết bởi hai bên chủ thể là doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam) và cơ sở tiếp nhận lao động thực tập ở nước ngoài, không phải là hợp đồng giao kết trực tiếp giữa người lao động và cơ sở tiếp nhận lao động thực tập ở nước ngoài.

- Hợp đồng lao động thực tập phải được lập thành văn bản để đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ cho hợp đồng.

- Nội dung chính của hợp đồng nhận lao động thực tập là quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng trong việc đưa đi và tiếp nhận người lao động của doanh nghiệp đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài, dẫn đến ảnh hưởng đến các quyền, nghĩa vụ của người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài được nêu trong hợp đồng đào tạo nghề của doanh nghiệp và người lao động của mình.

Nội dung hợp đồng lao động thực tập

Theo Khoản 2 Điều 37 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, các nội dung hợp đồng lao động thực tập bao gồm:

- Thời hạn thực tập;

- Số lượng người lao động; ngành, nghề thực tập; độ tuổi của người lao động;

- Địa điểm thực tập;

- Điều kiện, môi trường thực tập;

- Thời giờ thực tập, thời giờ nghỉ ngơi;

- An toàn, vệ sinh lao động;

- Tiền lương, tiền công;

- Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại;

- Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

- Chế độ hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm khác (nếu có);

- Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi thực tập và ngược lại;

- Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian thực tập ở nước ngoài;

- Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian thực tập ở nước ngoài;

- Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;

- Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Các nội dung trên đảm bảo các yếu tố quản lý số lượng, chất lượng của người lao động, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ chung của những người lao động đến lao động thực tập tại cơ sở lao động thực tập, của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư