2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020:
“Điều 23. Tiền dịch vụ
1. Tiền dịch vụ là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động để bù đắp chi phí, tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.”
Theo đó:
- Tiền dịch vụ ở đây là khoản tiền mà người lao động phải chi trả cho doanh nghiệp dịch vụ để doanh nghiệp này thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Khoản tiền dịch vụ này bao gồm các khoản tiền chi trả: Bù đắp chi phí, tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Các khoản tiền này đều phục vụ để hỗ trợ, hoặc là điều kiện tiên quyết để người lao động có thể làm việc ở nước ngoài, do đó, người lao động phải chi trả cho doanh nghiệp dịch vụ.
Theo Khoản 2 Điều 23 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, việc thu tiền dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ (tiền dịch vụ là nội dung trong hợp đồng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, do đó, cũng như các nội dung khác, người lao động và doanh nghiệp phải tự thỏa thuận về nội dung này, đồng thời, đây là nội dung bắt buộc nên bắt buộc).
- Không vượt quá mức trần quy định tại pháp luật về đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng
- Chỉ được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết (chỉ khi hợp đồng cung ứng lao động được chấp thuận bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì mới được đăng ký hợp đồng cung ứng lao động; sau khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động thì mới được giao kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài)
- Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận (do mức tiền dịch vụ thực tế có thể lớn hơn mức trả tiền dịch vụ của nước tiếp nhận người lao động dựa trên các khoản phí phát sinh)
- Việc thu tiền dịch vụ của người lao động hoàn thành, thì vẫn có thể phải hoàn trả tiền dịch vụ cho người lao động, trong trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động số tiền dịch vụ và tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (tiền lãi được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tại thời điểm doanh nghiệp hoàn trả cho người lao động).
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh