2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
- Điều kiện chung để doanh nghiệp hoạt động hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, trong đó bao gồm: các điều kiện về vốn điều lệ (tối thiểu 05 tỷ đồng); ký quỹ; điều kiện về người đại diện theo pháp luật; điều kiện về số lượng nhận viên nghiệp vụ; cơ sở vật chất; trang thông tin điện tử. Nếu doanh nghiệp không đạt các điều kiện này thì không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Khoản 2 Điều 26 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
a. Nghĩa vụ niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải Giấy phép trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp
Sau khi được cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải Giấy phép trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các chủ thể liên quan nắm rõ về thông tin cơ bản của doanh nghiệp dịch vụ.
b. Nghĩa vụ thực hiện nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong các trường hợp phải nộp lại
Hai trường hợp này bao gồm:
- Chấm dứt tồn tại theo quy định của pháp luật (chuyển đổi hình thức doanh nghiệp như chia, sáp nhập, hợp nhất; giải thể; phá sản);
- Chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (không chấm dứt hoạt động nhưng chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Khi thuộc hai trường hợp trên, doanh nghiệp phải thực hiện đúng thủ tục nộp lại Giấy phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong thời hạn mà pháp luật quy định.
c. Nghĩa vụ thực hiện đúng quy định về giao hoạt động dịch vụ cho chi nhánh, chuẩn bị nguồn lao động, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động, thực hiện đúng trách nhiệm khi nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép, thực hiện đúng trách nhiệm khi doanh nghiệp giải thể, phá sản
Muốn giao hoạt động cho chi nhánh, doanh nghiệp phải đảm bảo chi nhánh đáp ứng đủ các điều kiện dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tương tự, hoạt động chuẩn bị nguồn lao động, đăng ký hợp đồng cung ứng lao động phải tuân thủ theo các quy trình, quy định của pháp luật, có chấp thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Khi doanh nghiệp rơi vào các trường hợp nộp lại hoặc bị thu hồi Giấy phép, doanh nghiệp giải thể, phá sản, doanh nghiệp phải đảm bảo các quyền lợi của người lao động đã giao kết hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ cũng như thực hiện đúng các quy trình, hoạt động theo quy định của pháp luật để đảm bảo các quyền lợi đó.
Các nghĩa vụ này được quy định tại Điều 17, 18, 19, 20, 27, 28 và 29 của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020.
Các nội dung đó bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Danh sách nhân viên nghiệp vụ
- Địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất phục vụ hoạt dộng giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
- Quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh và cập nhật khi có sự thay đổi về những nội dung này
- Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động
- Thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động
- Danh sách người lao động tham gia chuẩn bị nguồn và được tuyển chọn
Các nội dung trên là các nội dung cơ bản mà doanh nghiệp phải cung cấp cho các đối tượng khách hàng tiếp cận doanh nghiệp (người lao động, người sử dụng lao động nước ngoài), doanh nghiệp phải thể hiện cho các đối tượng này rằng doanh nghiệp dịch vụ hoạt động một cách hợp pháp và mọi hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều đảm bảo minh bạch, có căn cứ. Việc đăng tải thông tin lên trang thông tin của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp dịch vụ hoạt động hợp pháp giúp loại bỏ nguy cơ lừa đảo người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngoài các nghĩa vụ trên, còn 11 nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đảm bảo thực hiện.
Xem thêm:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào? (Phần 2)
Nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như thế nào? (Phần 3)
Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh