2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động làm việc không theo hợp đồng cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với an toàn, vệ sinh lao động. Nghĩa vụ của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 không định nghĩa người lao động làm việc không theo hợp đồng mà chỉ gọi là người làm việc không có quan hệ lao động (Theo Khoản 6 Điều 3 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019) vì Bộ luật này không coi người làm việc không theo hợp đồng lao động là người lao động. Dù vậy, dựa trên Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, thì Luật này gọi chung người làm việc không có hợp đồng lao động là người lao động.
Theo Khoản 4 Điều 6 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động có 03 nghĩa vụ sau:
Bất kể người làm việc hưởng lương nào cũng phải chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc của mình. Tuy nhiên, đối với người lao động làm việc không hưởng lương, nhóm người này không được bảo đảm toàn diện quyền, lợi ích về pháp luật vì không có quan hệ lao động với người sử dụng lao động (Khoản 3 Điều 6 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019). Người sử dụng lao động có thể không chịu trách nhiệm với các vấn đề an toàn, vệ sinh lao động của người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động và người làm việc không theo hợp đồng lao động cũng khó có thể chứng minh mối liên kết với người sử dụng lao động để xác định nghĩa vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động. Do vậy, người làm việc không theo hợp đồng lao động có thể phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc mà mình thực hiện.
Tại nơi làm việc không chỉ có một người thực hiện công việc, mà nhiều người cùng thực hiện công việc cùng những người có mặt ở nơi làm việc. Bất kỳ ai làm việc cũng phải đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động. Tuy nhiên, người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động hầu như không có sự hỗ trợ của người sử dụng lao động và người sử dụng lao động cũng không chịu trách nhiệm liên đới nếu người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động gây thiệt hại cho bên thứ ba. Đồng thời người sử dụng lao động cũng có thể không chịu trách nhiệm với các tai nạn lao động của người lao động không giao kết hợp đồng lao động. Vì vậy, người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động phải chịu trách nhiệm toàn bộ bao gồm cả trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm hành chính, hình sự nếu không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động dẫn đến thiệt hại cho người khác (về tính mạng, sức khỏe, tài sản).
Cũng do người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho bản thân mình, nên người lao động có trách nhiệm thông báo cho chính quyền địa phương khi có người có hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động, để đảm bảo nơi làm việc được an toàn, không bị gây rối. Trách nhiệm này cũng được cho là trách nhiệm chung của tất cả người lao động (nói chung), tuy nhiên, do bản thân người lao động trong trường hợp này không có hợp đồng lao động, không trong quan hệ lao động, nên khi người sử dụng lao động có hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người lao động không theo hợp đồng lao động không thể được đảm bảo quyền nếu không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Do đó, trách nhiệm này cũng có thể coi là một trách nhiệm đảm bảo quyền cho người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động.
Xem thêm: Quyền của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh