2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, do đó, chỉ doanh nghiệp Việt Nam (được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam) mới có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cơ bản để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam: các điều kiện về vốn điều lệ (tối thiểu 05 tỷ đồng); ký quỹ; điều kiện về người đại diện theo pháp luật; điều kiện về số lượng nhận viên nghiệp vụ; cơ sở vật chất; trang thông tin điện tử.
Theo Điều 9 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:
- Ký kết và thực hiện hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Ký kết và thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện thúc đẩy để đi đến ký kết hợp đồng và thu được quyền lợi từ hợp đồng với người lao động.
- Tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ở nước ngoài; cung cấp thông tin, quảng cáo, tư vấn về cơ hội việc làm ở nước ngoài: Tìm kiếm, phát triển thị trường lao động nước ngoài được thực hiện bởi chuyên viên nghiệp vụ lĩnh vực tìm kiếm, phát triển thị trường lao động nước ngoài (đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, kinh nghiệm, ngoại ngữ). Việc cung cấp thông tin, quảng cáo, tư vấn về cơ hội việc làm ở nước ngoài cũng nhằm đảm bảo người lao động (khách hàng) tiếp cận được các thông tin về hoạt động xuất khẩu lao động.
- Chuẩn bị nguồn lao động và tuyển chọn người lao động: Hoạt động lựa chọn người lao động để thực hiện các công việc phù hợp theo tiêu chuẩn của quốc gia tiếp nhận người lao động, hoặc của người sử dụng lao động nước ngoài.
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Tổ chức bồi dưỡng các kỹ năng để người lao động đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc của nước tiếp nhận người lao động, có như vậy người lao động mới có thể ra nước ngoài làm việc (đặc biệt đối với người lao động làm hộ lý tại Nhật Bản và làm giúp việc gia đình ở nước ngoài).
- Quản lý người lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Doanh nghiệp phải có nhân viên nghiệp vụ thực hiện quản lý người lao động (giám sát người lao động, tránh trường hợp bỏ trốn để lao động bất hợp pháp), đồng thời những người này cũng phải đảm bảo người lao động sang nước tiếp nhận cũng phải được đối xử công bằng, hưởng đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp như đã thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Chế độ, chính sách đối với người lao động được quy định trong hợp đồng lao động của người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài, hoặc của người lao động với doanh nghiệp dịch vụ.
- Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Thanh lý hợp đồng trong trường hợp các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ cho nhau. Sau khi thanh lý hợp đồng, các bên không có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ nào với bên còn lại.
- Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước: Hỗ trợ giới thiệu trong trường hợp người lao động có yêu cầu, có mong muốn được giới thiệu việc làm.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh