2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nội dung quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động được quy định như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 04 trong tổng số 08 nội dung quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 04 nội dung quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động còn lại.
Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành, các cấp địa phương tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, kết hợp cùng Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý Viện khoa học an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổ chức các cuộc thi nghiên cứu, ứng dụng khoa học ở các cấp giáo dục hoặc đối với người lao động, người thực hiện các công việc có tính sáng tạo cao.
Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với vấn đề an toàn, vệ sinh lao động nằm trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động. Các chủ thể có trách nhiệm thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra thuộc các cơ quan chuyên môn quản lý về an toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp đặc thù (như quốc phòng, an ninh), Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy trình về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
Khi có vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, thì thẩm quyền xử lý của các cơ quan cũng thay đổi, đối với trường hợp chưa nghiêm trọng, chỉ bị xử lý vi phạm hành chính thì do cơ quan quản lý về lao động (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý một số vấn đề đặc thù liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động). Nếu có dấu hiệu tội phạm, các cơ quan thực hiện hoạt động tố tụng hình sự tiến hành xử lý theo quy trình của Luật tố tụng hình sự.
Các chủ thể cần được bồi dưỡng, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Người lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, người thực hiện chức năng quản lý tại cơ sở lao động, người thực hiện công tác quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. Có rất nhiều loại huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, cơ quan quản lý về an toàn, vệ sinh lao động ban hành quy định về các nội dung, hình thức huấn luyện, các trường hợp huấn luyện, thời gian huấn luyện cũng như quy định về chứng chỉ cấp cho các chủ thể khi hoàn thành khóa huấn luyện. Đồng thời, giám sát, kiểm tra hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng người lao động về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.
Trong nhiều trường hợp, người lao động Việt Nam được đưa ra nước ngoài để thực hiện công việc nhưng người sử dụng lao động vẫn có trụ sở ở Việt Nam. Nếu xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động Việt Nam được đưa ra nước ngoài làm việc thì người sử dụng lao động vẫn phải tiến hành điều tra tai nạn lao động, nếu tai nạn xảy ra nghiêm trọng (có người chết, người bị thương nặng) thì người sử dụng lao động phải báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính tại Việt Nam, và Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành điều tra tai nạn lao động. Trong trường hợp này, rất cần có sự hợp tác của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại để hoàn thành quá trình điều tra tai nạn lao động. Do đó, hợp tác quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động là một trong các vấn đề mà Nhà nước phải có trách nhiệm quản lý, để người lao động được đưa đi làm việc tại nước ngoài được đảm bảo các điều kiện lao động cũng như các quyền lợi khác về an toàn, vệ sinh lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh