Nội dung quản lý Nhà nước về lao động như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:56 (GMT+7)

Bài viết này giải thích ba trong sáu nội dung quản lý Nhà nước về lao động

Nội dung quản lý Nhà nước về lao động là kim chỉ nam giúp Nhà nước và các cơ quan của mình xây dựng và vận hành theo đúng mục tiêu chung của Nhà nước đối với lĩnh vực lao động. Vậy đó là những nội dung nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Theo Điều 212 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, có 06 nội dung quản lý của Nhà nước về lao động:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động

Các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

- Quốc hội ban hành Luật, Bộ luật điều chỉnh các quan hệ lao động. Ví dụ: Quốc hội ban hành Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013

- Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn, giải thích Luật, Bộ luật. Ví dụ: Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật, Nghị định. Ví dụ: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.

Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cũng được thực hiện một cách có hệ thống từ cấp trung ương tới địa phương. Việc tạo mạng lưới ổn định trong lập pháp và hành pháp giúp cho các quy định pháp luật phát huy hiệu quả cao nhất, để đảm bảo vận hành thật thị trường lao động, quan hệ lao động trong xã hội.

2. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

- Nhiệm vụ theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung cầu lao động thuộc trách nhiệm của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý về lao động.

- Việc quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động do Chính phủ thực hiện dưới sự tư vấn của Hội đồng tiền lương quốc gia.

- Quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề do Chính phủ và các cơ quan chuyên môn về lao động như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,... cùng các cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,...

- Xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp bởi các cơ quan chuyên môn về giáo dục như Tổng cục giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan chuyên môn các ngành

- Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đang được xây dựng bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dưới dạng dự thảo kèm Thông tư. Đây trên thực tế là nội dung khuyến khích nâng cao trình độ nghề, khi trong Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/05/2020 phân công cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, và các tổ chức khác khuyến khích người sử dụng lao động sử dụng người lao động đã qua đào tào nghề, hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Theo như vậy, các nội dung trên là nội dung thực hiện phát triển nhân lực cho quốc gia, phân công cho các cơ quan, tổ chức thực hiện để xây dựng thị trường lao động Việt Nam phát triển và có tính cạnh tranh cao, không bị nguồn nhân lực của nước ngoài chiếm lợi thế ngay trên thị trường lao động nước nhà.

3. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động

 Các Bộ ngành, các đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động và pháp luật về lao động.

Các hoạt động quản lý thông tin về thị trường lao động bao gồm quản lý về biến động thị trường lao động, mức lương trung bình, mức sống của người lao động nhẳm xác định tính cân bằng giữa mức sống và thu nhập của người lao động, hay tỷ lệ cạnh tranh của người lao động trong trên thị trường lao động, dẫn đến chỉ số về chất lượng và số lượng của người lao động. Từ đó đánh giá, dự đoán tình hình phát triển của nền kinh tế và thị trường lao động của Việt Nam.

Trên đây là 03 trên 06 nội dung quản lý Nhà nước về lao động, thể hiện tính chất vĩ mô trong quản lý cũng như điều hành của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến lao động. Để tìm hiểu thêm về các nội dung còn lại trong quản lý Nhà nước về lao động, xin tham khảo: Nội dung quản lý Nhà nước về lao động như thế nào? (Phần 2)

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư