2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong Nội dung quản lý Nhà nước về lao động như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 03 trong 06 nội dung quản lý Nhà nước về lao động.
Các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định được đề cập đến trong hầu hết các phần của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, ví dụ như việc giao kết hợp đồng được thực hiện dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của hai bên người sử dụng lao động và người lao động, pháp luật không can thiệp quá sâu vào việc xác lập quan hệ lao động mà chỉ giữ phạm vi các bên có thể thỏa thuận không trái với pháp luật. Trong quan hệ pháp luật, người lao động và người sử dụng lao động được tự mình thỏa thuận trong nhiều vấn đề: như chuyển người lao động sang làm công việc khác, mức lương cho người lao động trong trường hợp nhóm người lao động phải ngừng việc do lỗi của người lao động khác,... Đồng thời, một chủ thể khác đại diện cho người lao động là tổ chức đại diện người lao động góp phần tạo sự dân chủ tại nơi làm việc, khiến người lao động và người sử dụng lao động bình đẳng trong quan hệ lao động. Khi kết thúc quan hệ lao động, các bên cũng có quyền thỏa thuận chấm dứt quan hệ lao động. Đồng thời khi có tranh chấp lao động, pháp luật khuyến khích các bên giải quyết bằng các phương thức nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng lớn đến quan hệ lao động.
Ngoài ra, một nội dung khác trong quản lý nhà nước là thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 đối với người không trong quan hệ lao động, điều này tại phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Bộ luật này (Điều 1, Điều 2)
Việc thực hiện đăng ký tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp được các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chuyên môn giám sát chặt chẽ để đảm bảo tổ các tổ chức này hoạt động một cách hợp pháp và vì lợi ích của người lao động.
Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cử người kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các vi phạm pháp luật.
Các chủ thể trong quan hệ lao động có quyền khiếu nại, tố cáo các chủ thể khác vi phạm. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo về lao động (theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo), đồng thời tiến hành giải quyết tranh chấp về lao động theo quy định của pháp luật. Trong đó các chủ thể tiến hành giải quyết tranh chấp là hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (khi nơi sử dụng người lao động không được đình công). Khi giải quyết tranh chấp lao động thông qua các chủ thể trên, không chỉ các chủ thể này có trách nhiệm đối với hoạt động giải quyết tranh chấp lao động của các bên mà còn các cơ quan cử hòa giải viên (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội), cơ quan tham gia hỗ trợ giải quyết theo trình tự (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động cấp tỉnh,...).
Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động thể hiện ở việc tiếp nhận người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo diện ngoại giao. Ngược lại, người lao động Việt Nam được hỗ trợ để làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Ngoài ra, các nước cùng phối hợp với nhau thực hiện các Công ước quốc tế về lao động, và hỗ trợ nhau phát triển nền pháp luật về lao động một cách ổn định và lâu dài.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh