Quản lý tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:42 (GMT+7)

Quản lý tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

Ký quỹ đối với doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài là doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:

- Có hợp đồng nhận lao động thực tập với cơ sở tiếp nhận thực tập ở nước ngoài để đua người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

- Có tiền ký quỹ tại ngân hàng để thực hiện hợp đồng lao động thực tập

- Đưa người lao động có hợp đồng lao động và hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề tại cơ sở tiếp nhận thực tập

- Ngành, nghề, công việc cụ thể người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài

Theo đó, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài khác doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ký quỹ là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Ở đây, doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài phải thực hiện biện pháp bảo đảm ký quỹ tại ngân hàng. Tiền ký quỹ được sử dụng khi doanh nghiệp không đảm bảo được các nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài thực hiện theo hợp đồng (nghĩa vụ với người lao động, nghĩa vụ với bên môi giới, nghĩa vụ với bên thứ ba khác,…).

Quản lý tiền ký quỹ

a. Các nội dung ký quỹ

Theo Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ, doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ kết hợp ký quỹ bao gồm các nội dung sau:

- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;

- Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ;

- Số tiền ký quỹ;

- Mục đích ký quỹ;

- Lãi suất tiền gửi ký quỹ theo thỏa thuận;

- Hình thức trả lãi tiền ký quỹ;

- Sử dụng tiền ký quỹ;

- Rút tiền ký quỹ;

- Tất toán tài khoản ký quỹ;

- Trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật

Các nội dung này phải được các bên xác nhận với nhau thì doanh nghiệp mới có thể hoàn thành thủ tục ký quỹ. Ngân hàng thực hiện nhận ký quỹ có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận các nội dung trên.

b. Xác nhận ký quỹ

Ngân hàng nhận ký quỹ xác nhận bằng văn bản về việc ký quỹ của doanh nghiệp theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ. Nếu không có văn bản xác nhận này thì doanh nghiệp không được coi là đã đáp ứng điều kiện ký quỹ.

c. Phong tỏa tiền ký quỹ

Phong tỏa tiền ký quỹ được thực hiện ngay sau khi doanh nghiệp  thực hiện ký quỹ. Theo đó, doanh nghiệp không được sử dụng tiền ký quỹ cho đến khi thuộc một trong các trường hợp doanh nghiệp dịch vụ phải sử dụng tiền ký quỹ (trường hợp doanh nghiệp không thể thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài).

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư