Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:59 (GMT+7)

Bài viết giải thích về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương (Phần 1)

Theo Điều 15 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, có 03 giai đoạn trong quy trình điều tra lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, gần tương tự với quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở và cấp tỉnh.

Giai đoạn 1: Điều tra, đánh giá các yếu tố khách quan

Trong giai đoạn này, các thành viên của Đoàn điều tra thực hiện nhiệm vụ của mình được Trưởng đoàn (thành viên đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) giao. Các nhiệm vụ này không giống với các nhiệm vụ mà thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động các cấp cơ sở, cấp tỉnh thực hiện.

1.1. Yêu cầu cung cấp tài liệu, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động

Các thành viên của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, bao gồm Trưởng đoàn, thành viên đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thành viên đại diện Bộ Y tế, đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các thành viên khác, sau khi tập hợp theo thông báo của Trưởng đoàn. Đoàn Điều tra tai nạn lao động đến ngay nơi xảy ra tai nạn để thực hiện nhiệm vụ. Tại đây, theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, Đoàn điều tra có quyền yêu cầu người sử dụng lao động, các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn hỗ trợ) cung cấp thông tin, hồ sơ, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.

Như vậy, hoạt động đầu tiên của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương không phải là trực tiếp thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động; Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động; Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y, mà là tiếp nhận các thông tin, hồ sơ, tài liệu để tiến hành điều tra, do trước khi Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương tham gia thực hiện nhiệm vụ điều tra thì có ít nhất 01 Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh đã thực hiện các hoạt động này, nên Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương tiếp nhận và xem xét và đánh giá các thông tin, tài liệu, hồ sơ mà Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh thu thập được, nhằm đánh giá hoạt động điều tra của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, để có hướng điều tra phù hợp nhất.

1.2. Phối hợp với Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh điều tra tại chỗ (nơi xảy ra tai nạn)

Trong các hoạt động điều tra của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tuy có thể yêu cầu sự hỗ trợ của Công an cấp huyện, nhưng không đồng thời thực hiện nhiệm vụ với cơ quan này. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, ngược lại, có thể phối hợp với cả Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh điều tra ngay tại chỗ để lập Biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thương tích, thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án (Theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ).

Các hoạt động này cũng không giống các hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ, khám nghiệm mà Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh thực hiện bởi mức độ khẩn cấp và chi tiết cao hơn do Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương thực hiện điều tra lần cuối.

1.3. Lập Biên bản điều tra tai nạn lao động

Biên bản điều tra tai nạn lao động được lập bởi Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động và phải có chữ ký của người sử dụng lao động nhằm xác nhận các thông tin được nêu trong Biên bản. Theo Khoản 3 Điều 15 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, nội dung của Biên bản Điều tra tai nạn lao động được quy định trong Phụ lục X kèm theo Nghị định này, bao gồm:

- Thông tin cơ sở để xảy ra tai nạn lao động

- Thành phần Đoàn điều tra và tham gia điều tra

- Sơ lược lý lịch của người bị tai nạn

- Thông tin về vụ tai nạn

- Diễn biến của vụ tai nạn

- Nguyên nhân gây ra tai nạn

- Kết luận về vụ tai nạn

- Kết luận về những người có lỗi, kiến nghị xử lý

- Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn

- Tình trạng thương tích của người lao động

- Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu

- Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện

Các nội dung này cũng gần tương tự với các nội dung của Biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, và cấp tỉnh nhưng nội dung do Đoàn điều tra tai nạn lao động chi tiết hơn, cũng như yêu cầu độ chính xác cao hơn so với cấp cơ sở, cấp tỉnh.

Trên đây là giai đoạn đầu của quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, để biết thêm về 02 giai đoạn sau, xin tham khảo: Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương như thế nào? (Phần 2).

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư