2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực như: Giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
Ở đây, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo Khoản 1 Điều 43 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2020, quyền của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:
- Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài tiếp nhận lao động trong trường hợp thỏa thuận quốc tế có yêu cầu: Cá nhân người lao động không được ký kết trực tiếp với bên tiếp nhận lao động, chỉ đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mới có quyền giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên tiếp nhận lao động (nhưng chỉ trong trường hợp có thỏa thuận quốc tế, nếu không có thỏa thuận quốc tế thì đơn vị sự nghiệp công lập không thể đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài).
- Tuyển chọn, đào tạo và ký hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Do được giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đơn vị sự nghiệp có quyền tuyển chọn, đào tạo và ký hợp đồng với người lao động để đưa người lao động đạt các tiêu chuẩn nghiệp vụ nhất định theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thỏa thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng theo quy định của Chính phủ: Đơn vị sự nghiệp công lập có quyền thỏa thuận với người lao động để người lao động thực hiện một trong hai biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là ký quỹ hoặc bảo lãnh theo pháp luật Việt Nam.
- Yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Trong trường hợp người lao động khi thực hiện hợp đồng có vi phạm các nghĩa vụ, gây thiệt hại cho đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập có quyền yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng và thực tế thiệt hại mà người lao động đã gây ra.
- Khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Khiếu nại, khởi kiện theo quy định pháp luật về khiếu nại, khởi kiện dân sự (đối với các vi phạm pháp luật về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài), khởi kiện hành chính (đối với các hành vi hành chính, quyết định hành chính vi phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền).
- Đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Đơn vị sự nghiệp công lập chỉ được đơn phương thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi đã 03 lần thông báo bằng thư bảo đảm trong thời gian 180 ngày kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động, người được ủy quyền hợp pháp của người lao động không đến thanh lý hợp đồng hoặc kể từ ngày người lao động gia hạn hợp đồng lao động mà không thực hiện quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh