2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 không định nghĩa người lao động làm việc không theo hợp đồng mà chỉ gọi là người làm việc không có quan hệ lao động (Theo Khoản 6 Điều 3 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019) vì Bộ luật này không coi người làm việc không theo hợp đồng lao động là người lao động. Dù vậy, dựa trên Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, thì Luật này gọi chung người làm việc không có hợp đồng lao động là người lao động.
Theo Khoản 3 Điều 6 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có 04 quyền về an toàn, vệ sinh lao động:
Trên thực tế đây là quyền cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động của bất kỳ người làm việc hưởng lương nào, bao gồm cả người làm việc không theo hợp đồng lao động. Dù không có hợp đồng lao động, người lao động không làm việc không theo hợp đồng lao động vẫn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và có thể được các chủ thể khác như Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để thực hiện công việc. Tuy nhiên, người lao động không làm việc theo hợp đồng không có sự đảm bảo quyền dựa trên hợp đồng lao động, nên nếu xảy ra tranh chấp thì rất khó để chứng minh quan hệ giữa người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động và người sử dụng lao động, từ đó cũng rất khó để xác định điều kiện an toàn, vệ sinh lao động mà các bên thỏa thuận.
Người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động vẫn có thể tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động thông qua các phương tiện đại chúng hoặc từ người sử dụng lao động, đây là quyền của bất kỳ ai dù là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hay không làm việc theo hợp đồng lao động. Người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động cũng có quyền được tham gia các khóa huấn luyện chung về an toàn, vệ sinh lao động do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền tổ chức khi công việc của người lao động đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động cũng có thể tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Việc đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là một trong các biện pháp nhằm giảm rủi ro nhất cho người lao động kể cả khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dù người sử dụng lao động có chịu trách nhiệm với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động hay không. Nhà nước có các quy định về hỗ trợ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động dựa trên ngân sách Nhà nước qua từng thời kỳ và được Chính phủ quy định chi tiết.
Người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động cũng có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện giống với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
- Nếu người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phát hiện ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi hành chính hoặc ra quyết định trái pháp luật liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của mình thì có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền đó.
- Nếu người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phát hiện ra cơ quan Nhà nước có các hành vi vi phạm quản lý Nhà nước hoặc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động thì có quyền tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền.
- Nếu chủ thể nào vi phạm pháp luật liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, sức khỏe, tính mạng của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người lao động này có thể khởi kiện chủ thể đó.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh