2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp (được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
- Điều kiện chung để doanh nghiệp hoạt động hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, trong đó bao gồm: các điều kiện về vốn điều lệ (tối thiểu 05 tỷ đồng); ký quỹ; điều kiện về người đại diện theo pháp luật; điều kiện về số lượng nhận viên nghiệp vụ; cơ sở vật chất; trang thông tin điện tử. Nếu doanh nghiệp không đạt các điều kiện này thì không được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ người lao động ở Việt Nam là một trong những nhận viên nghiệp vụ của doanh nghiệp dịch vụ, cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn về trình độ năng lực ngoại ngữ (tùy theo thị trường tiếp nhận người lao động), trình độ học vấn (tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh quản lý; tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên không thuộc các nhóm ngành đào tạo trên nhưng có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài), kinh nghiệm làm việc. Nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ người lao động ở Việt Nam thực hiện các công việc quản lý người lao động, giúp đỡ và bảo đảm người lao động được hưởng các quyền lợi chính đáng tại nước tiếp nhận người lao động ở nước ngoài.
Theo Điều 9 Thông tư số 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Đối với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Ma-cao (Trung Quốc), Nhật Bản: Doanh nghiệp dịch vụ có từ 500 người lao động làm việc ở nước ngoài phải cử ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài. Theo đó, một nhân viên nghiệp vụ quản lý và hỗ trợ người lao động có trách nhiệm quản lý và hỗ trợ tối thiểu 500 người lao động được doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc tại một trong các nước tiếp nhận trên.
- Đối với các vùng lãnh thổ còn lại: Doanh nghiệp dịch vụ có từ 300 lao động trở lên làm việc tại nước hoặc vùng lãnh thổ còn lại. Theo đó, cứ trên lãnh thổ một nước mà doanh nghiệp dịch vụ đưa từ 300 người lao động Việt Nam sang làm việc thì có ít nhất 01 người nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm quản lý và hỗ trợ người lao động trên lãnh thổ nước đó.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh