Thủ tục nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:40 (GMT+7)

Thủ tục nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Theo Điều 9 Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ, thủ tục nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện như sau:

Đối với doanh nghiệp dịch vụ bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Trong đó, đây là trường hợp:

- Doanh nghiệp bị hợp nhất (hợp nhất với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác để hình thành một doanh nghiệp mới và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị hợp nhất)

- Doanh nghiệp bị chia tách (chia doanh nghiệp thành hai hoặc nhiều doanh nghiệp khác và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị chia, tách)

- Doanh nghiệp bị sáp nhập (doanh nghiệp bị sáp nhập thành một phần của doanh nghiệp khác và chấm dứt sự tồn tại)

Thủ tục nộp lại Giấy phép trong các trường hợp này được thực hiện như sau:

Bước 1: Công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, công ty được chia nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Chủ thể nộp lại Giấy phép: Công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, công ty được chia (các công ty mới được thành lập sau quá trình chuyển đổi doanh nghiệp)

- Nơi tiếp nhận: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (nơi cấp Giấy phép)

- Thời hạn nộp lại Giấy phép: 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp dịch vụ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đã bị hợp nhất, bị sáp nhập hoặc bị chia.

Bước 2: Công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, công ty được chia thực hiện báo cáo lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Nội dung báo cáo: các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ và các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước

- Hình thức báo cáo: Văn bản.

Đối với doanh nghiệp dịch vụ giải thể, phá sản hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Đây là các trường hợp:

- Doanh nghiệp giải thể (doanh nghiệp tự chấm dứt sự tồn tại)

- Doanh nghiệp phá sản (doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại khi mất khả năng thanh toán).

- Doanh nghiệp không chấm dứt hoạt động nhưng vẫn chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, một cách tự nguyện, không bị ép buộc.

Thủ tục nộp lại Giấy phép trong các trường hợp này được thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp nộp lại Giấy phép

- Chủ thể nộp lại Giấy phép: Doanh nghiệp bị giải thể, bị phá sản hoặc chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Nơi tiếp nhận: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (nơi cấp Giấy phép)

- Thời hạn thực hiện: 15 ngày kể từ ngày tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang đang làm thủ tục giải thể, đã phá sản hoặc 05 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết, quyết định về việc chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện báo cáo lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Nội dung báo cáo: các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ và các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Hình thức báo cáo: Văn bản.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư