Thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:40 (GMT+7)

Thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Theo Điều 10 Nghị định số 112/2021/NĐ-CP ngày 10/12/2021 của Chính phủ, thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện như sau:

Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép là giả mạo

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền có văn bản khăng định nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là giả mạo

- Chủ thể ra văn bản: Cơ quan công an có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Thời điểm ra văn bản: Ngay sau khi xác định được thành phần hồ sơ giả mạo

Bước 2: Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Thời hạn thực hiện: 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản

- Chủ thể ra quyết định thu hồi Giấy phép: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Bước 3: Doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Thời hạn thực hiện báo cáo: 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép

- Nội dung báo cáo: các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ, các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Hình thức báo cáo: Văn bản.

Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không duy trì được điều kiện cấp Giấy phép hoặc có các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết

Bước 1: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập biên bản về hành vi vi phạm (không đáp ứng đủ điều kiện, có các hành vi bị nghiêm cấm, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết)

Cơ quan có thẩm quyền lập biên bản về hành vi vi phạm là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xử lý vi phạm của doanh nghiệp trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bước 2: Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Thời hạn thực hiện: 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền lập biên bản về hành vi vi phạm

- Chủ thể ra quyết định thu hồi Giấy phép: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Bước 3: Doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Thời hạn thực hiện báo cáo: 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép

- Nội dung báo cáo: các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ, các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Hình thức báo cáo: Văn bản.

Doanh nghiệp dịch vụ không đưa người lao động Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian 24 tháng liên tục mà không phải do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác dẫn đến bên nước ngoài không thể tiếp nhận người lao động

Bước 1: Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

- Thời hạn thực hiện: 10 ngày kể từ ngày cuối cùng của tháng 24

- Chủ thể ra quyết định thu hồi Giấy phép: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Bước 2: Doanh nghiệp báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

- Thời hạn thực hiện báo cáo: 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định thu hồi Giấy phép

- Nội dung báo cáo: các hợp đồng cung ứng lao động còn hiệu lực; danh sách người lao động đang làm việc ở nước ngoài; danh sách người lao động đã tuyển chọn, đang tham gia bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng; tiền ký quỹ, các khoản đã thu từ người lao động và việc đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

- Hình thức báo cáo: Văn bản.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư