Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:57 (GMT+7)

Bài viết giải thích về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Theo Điều 16 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động có 08 trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Trong đó:

1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

Đây là trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh theo quy chuẩn tối thiểu theo pháp luật về y tế, tài nguyên môi trường quy định.

- Yếu tố không gian: Không gian nơi làm việc phải thoáng do các không gian kín ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng chịu đựng áp lực của người lao động của người lao động. Bụi, hơi, khí, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung là các yếu tố xuất phát từ môi trường hoặc xuấy hiện do hoạt động sản xuất của người sử dụng lao động, việc không đảm bảo tỷ lệ an toàn cho các yếu tố này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với người lao động tại nơi làm việc và những người có mặt tại nơi làm việc. Ví dụ: Người lao động thực hiện các công việc trong môi trường ô nhiễm bụi cao dẫn đến bệnh về phổi, người lao động thực hiện công việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn lâu dài dẫn đến bệnh tim, bệnh về tai, người lao động làm việc trong môi trường nhiễm độc phóng xạ bị giảm tuổi thọ, gây ung thư, mất khả năng tái tạo tế bào,…

- Yếu tố có hại, nguy hiểm khác: Không chỉ có các yếu tố trên, có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Mỗi ngành nghề có các quy chuẩn riêng về môi trường làm việc, do đó, việc xác định các yếu tố này dựa trên từng lĩnh vực riêng, mỗi lĩnh vực pháp luật có quy định về các yếu tố nguy hiểm khác nhau cho người lao động.

- Bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Mỗi cơ sở làm việc phải bố trị buồng vệ sinh phân chia nam nữ, vị trí phù hợp, đảm bảo an toàn theo quy định do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh đối với máy móc, thiết bị mà mình mua để người lao động sử dụng trong quá trình người lao động sử dụng thiết bị này. Người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện bảo hành, kiểm tra thường xuyên về tiêu chuẩn trang bị các thiết bị, phương tiện kỹ thuật, y tế đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên máy, thiết bị tại nơi làm việc nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động và những người có mặt tại nơi làm việc. Nếu không thực hiện các biện pháp này, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền hành chính từ 20.000.000 Việt Nam Đồng đến 25.000.000 Việt Nam Đồng tùy vào hành vi, mức độ thực hiện và mức độ nghiêm trọng của hậu quả (theo Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ). Nếu sự vi phạm có yếu tố khách quan cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý hình sự về tội giết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, và một số tội hình sự khác.

3. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

Ngoài các thiết bị thông thường phục vụ cho hoạt động thực hiện công việc, người sử dụng lao động còn phải cung cấp cho người lao động các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện các công việc có yếu tố nguy hiểm, có hại và đảm bảo chất lượng các trang thiết bị này (do người sử dụng lao động là người cung cấp các trang thiết bị đó). Người sử dụng lao động không trang cấp thiết bị cho người lao động có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 30.000.000 Việt Nam Đồng cho người sử dụng lao động (theo Khoản 8 Điều 21 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ).

4. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Việc tổ chức đánh giá các yếu tố nguy hiểm, quan trắc môi trường có sự tham gia của người sử dụng lao động, đại diện công đoàn tại cơ sở và một số cơ quan, tổ chức chuyên ngành. Hoạt động này nhằm phát hiện ra các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc để người sử dụng lao động trực tiếp khắc phục cũng như đánh giá khả năng đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động đối với nơi làm việc. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, phải có thông báo đến người lao động, do đây không phải hoạt động thanh tra mà chỉ là một biện pháp mang tính chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động.

Xem thêm: Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc như thế nào? (Phần 2)

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư