2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 84 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2025/QH13 ngày 25/06/2015, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có 08 trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là người đứng đầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan đề xuất xây dựng và trình Chính phủ để ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng là cơ quan ban hành nhiều chính sách, quy định về an toàn, vệ sinh lao động, điển hình như văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư, Thông tư liên tịch phối hợp cùng Bộ khác), văn bản hành chính hướng dẫn các cấp dưới (Công văn),… Do đó, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (Chính phủ) hoặc ban hành theo thẩm quyền của mình đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành cấp Bộ.
Đồng thời, vì có trách nhiệm này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định mà mình đã chủ trì xây dựng và trình cơ quan cấp ban hành, bao gồm các chính sách, kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động do Chính phủ ban hành, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được ban hành kèm Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trước đó, Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng ban hành kèm Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ký ban hành các Thông tư này.
Hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cũng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, nên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có trách nhiệm chủ trì các bộ phận, phân cấp tổ chức thực hiện các hoạt động này.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quna để tổ chức lập kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng có trách nhiệm phối hợp với các Bộ và cơ quan ngang Bộ khác trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới hoặc liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang Bộ. Tất cả các hoạt động phối hợp này đều phải có sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về an toàn, vệ sinh lao động, thống kê về an toàn, vệ sinh lao động là nhiệm vụ được các cơ quan chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) cùng một số cơ quan khác như Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện,… Các cấp dưới thực hiện trực tiếp nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp và trình báo cáo lên cấp trên. Mà Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là người đứng đầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, do vậy cũng có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, thống kê an toàn, vệ sinh lao động để trình lên cấp trên là Chính phủ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh