2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Y tế như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 05 trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 05 trách nhiệm còn lại của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Danh mục bệnh nghề nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/05/2016 của Bộ Y tế, Bộ Y tế cũng là chủ thể có thẩm quyền ban hành danh mục bệnh nghề nghiệp nhưng phải lấy ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm đại diện Bộ Y tế tiếp nhận các ý kiến về danh mục của Bộ Y tế. Đồng thời, do Bộ Y tế hằng năm phải gửi báo cáo thống kê, đánh giá về bệnh nghề nghiệp, tình hình thực hiện công tác phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng có trách nhiệm xây dựng, định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung Danh mục này và đưa ý kiến.
Tương tự như vậy, Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức giám định bệnh nghề nghiệp, xây dựng ban hành tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại nghề, công việc sau khi có ý kiến của Bộ, ngành liên quan (trong đó có Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), từ đó thể hiện trách nhiệm của Bộ Y tế trong phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ khác trong thực hiện nhiệm vụ này, mà Bộ trưởng Bộ Y tế là người đứng đầu của Bộ Y tế, dẫn đến cũng có các trách nhiệm trên.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo lên cơ quan quản lý về lao động là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về các vấn đề liên quan đến quản lý lao động, an toàn, vệ sinh lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục tổng hợp các báo cáo, thống kê của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành khác về vấn đề quản lý an toàn, vệ sinh lao động để trình lên Chính phủ. Tuy nhiên Bộ Y tế cũng có chức năng quản lý về các công tác vệ sinh (do tiêu chuẩn vệ sinh được Bộ Y tế quy định), bệnh nghề nghiệp (phát sinh từ việc thiếu vệ sinh trong môi trường làm việc) và sức khỏe người lao động (vì có trách nhiệm tổ chức, quản lý việc khám, chữa bệnh). Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác quản lý vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp hay quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.
Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hiện nay được ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trước đây Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/06/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng quy định về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, một mình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không thể xây dựng danh mục này dựa trên chuyên môn kỹ thuật, Bộ Y tế cũng có trách nhiệm xây dựng, đánh giá các tiêu chí cho các nghề, công việc vừa có nhiều yếu tố nguy hiểm (mất an toàn) vừa có nhiều yếu tố có hại (mất vệ sinh). Do đó, Bộ trưởng Y tế, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng tiêu chí đánh giá cho các danh mục này.
Bộ trưởng Bộ Y tế , là người đứng đầu của Bộ Y tế, tức cũng là người cử đại diện tham gia bộ phận thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật (từ cấp Bộ). Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với các cấp dưới để tổ chức công tác thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động cấp trung ương và cấp địa phương.
Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Y tế, gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực quản lý của mình (y tế) dựa trên các báo cáo của các cấp dưới về vấn đề vệ sinh lao động, khám chữa bệnh cho người lao động, bệnh nghề nghiệp, tức các vấn đề vệ sinh lao động mà Bộ Y tế quản lý.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh