2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 14 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế, có 03 loại điều tra bệnh nghề nghiệp bao gồm: Điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu, Điều tra lại bệnh nghề nghiệp, Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp.
Theo Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế, có 04 trường hợp điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu.
Người lao động chưa được giải quyết chế độ theo quy định của luật an toàn, vệ sinh lao động là người lao động đã được xác định mắc bệnh nghề nghiệp nhưng lại chưa được giải quyết về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động và Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong trường hợp này, người lao động có thể yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu nhằm đảm bảo chế độ cho bản thân.
Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp trong trường hợp có nghi ngờ về bệnh nghề nghiệp cũng như vấn đề hưởng chế độ của người lao động. Các vấn đề liên quan đến bệnh nghề nghiệp của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường, trợ cấp của người lao động, vì vậy nếu người lao động không trung thực, hoặc trong quá trình khám bệnh nghề nghiệp (phát hiện, định kỳ) không chẩn đoán đúng bệnh và diễn biến bệnh dẫn đến người sử dụng lao động mất khoản tiền bồi thường, trợ cấp cho người lao động mà căn cứ cho các khoản tiền bồi thường, trợ cấp đó lại không chính xác, nên người sử dụng lao động hoàn toàn có thể yêu cầu điều tra lại bệnh nghề nghiệp nếu thấy cần thiết.
Đây là trường hợp nơi làm việc, cơ sở làm việc đang có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cũng như có các yếu tố có hại rõ ràng dẫn đến hậu quả là nhiều người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính, nhiều người bị ốm, mắc bệnh trong cùng một thời điểm tại một cơ sở lao động. Đây là trường hợp khẩn cấp đòi hỏi phải tiến hành điều tra bệnh nghề nghiệp ngay để kiểm tra xem các yếu tố có hại cũng như ảnh hưởng của chúng đến người lao động tại cơ sở làm việc có lớn đến mức nào, cũng như biện pháp ngăn chặn bệnh nghề nghiệp phát triển đối với người lao động tại nơi làm việc.
Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt quá giới hạn của người lao động, nghĩa là các yếu tố có hại đang ở mức độ nghiêm trọng nhưng không rõ vì lý do gì người lao động không bị mắc bệnh nghề nghiệp, mà theo chiều hướng khách quan thì nếu đã có yếu tố có hại ở mức độ nghiêm trọng thì chắc chắn có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Ngược lại, nếu người sử dụng lao động không thực hiện quan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động thì đây là vi phạm của người sử dụng lao động, có thể dẫn đến bỏ sót người lao động bị mắc tai nạn lao động. Trong các trường hợp này, phải tiến hành điều tra bệnh nghề nghiệp để xác định đúng người lao động có không bị mắc bệnh nghề nghiệp không và người sử dụng lao động có trốn tránh nghĩa vụ bồi thường, trợ cấp cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp không.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội là cơ quan quản lý Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng có trách nhiệm chi trả các chi phí y tế, bồi thường, trợ cấp cho người lao động trong trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Do vậy, cũng giống như người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp nhằm đảm bảo không có ai trục lợi từ tiền trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm: Trường hợp nào điều tra bệnh nghề nghiệp? (Phần 1)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh