2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong Trường hợp nào điều tra bệnh nghề nghiệp? (Phần 1) đã giới thiệu về 05 trường hợp điều tra lần đầu tai nạn lao động. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về các trường hợp điều tra lại bệnh nghề nghiệp, điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp.
Điều tra lại tai nạn nghề nghiệp tức là điều tra lại nhiều lần kể từ lần đầu tổ chức điều tra bệnh nghề nghiệp. Theo Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế, điều tra bệnh nghề nghiệp được áp dụng với 02 trường hợp duy nhất:
Tổ chức, cá nhân ở đây là người lao động, người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội, những chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả khám bệnh nghề nghiệp của người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm.
Các cá nhân, tổ chức khi biết được kết quả điều tra tai nạn nghề nghiệp lần đầu mà không đồng tình, nhận thấy có tình tiết, chi tiết bất hợp lý, có yếu tố vi phạm pháp luật,… dẫn đến kết quả điều tra lần đầu không chính xác, thì các tổ chức, cá nhân này có quyền kiến nghị về kết quả điều tra bệnh nghề nghiệp với cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệp (Cục quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế), cơ quan này xem xét và tiến hành thực hiện tổ chức điều tra lại bệnh nghề nghiệp đối với người lao động tại cơ sở làm việc, môi trường làm việc của người lao động.
Các cơ quan có thẩm quyền về lao động, y tế thường xuyên có hoạt động kiểm tra, thanh tra định kỳ tại cơ sở lao động, nơi làm việc của người lao động để đánh giá chất lượng điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe của người lao động, các biện pháp đảm bảo phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động cũng như các yếu tố khách quan như yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Trong đó yếu tố có hại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc người lao động có bị mắc bệnh nghề nghiệp hay không. Vì vậy, thông thường, trong quá trình kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý về y tế, lao động, nếu phát hiện có dấu hiệu không trùng khớp về các số liệu (ví dụ số liệu quan trắc môi trường vượt quá mức quy định, các yếu tố có hại nhiều hơn mức cho phép nhưng không có người lao động nào được xác định mắc bệnh nghề nghiệp) thì các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra định kỳ, đột xuất có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệp tiến hành điều tra lại theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế, đây là trường hợp đã tiến hành điều tra bệnh nghề nghiệp lần đầu, cũng đã tiến hành điều tra lại bệnh nghề nghiệp, nhưng các tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng từ kết quả điều tra lại bệnh nghề nghiệp (người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội) vẫn không đồng tình với kết quả này, nên kiến nghị để điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp. Đây là lần cuối điều tra về bệnh nghề nghiệp cho nhóm đối tượng người lao động này đối với kết luận điều tra lần đầu và lần điều tra lại, và có kết quả điều tra cuối cùng mà các bên phải tôn trọng và căn cứ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm cần thiết.
Như vậy, hoạt động điều tra bệnh nghề nghiệp có thể được thực hiện qua nhiều giai đoạn (điều tra lần đầu, điều tra lại, điều tra lần cuối) nhằm đảm bảo sự chính xác trong thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể cũng như quyền lợi của người lao động.
Xem thêm: Trường hợp nào điều tra bệnh nghề nghiệp? (Phần 1)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh