2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công áp dụng với cá nhân cư trú.
1. Thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được quy định tại Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 như sau:
“Điều 11
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.”
Bên cạnh đó, thu nhập này được sửa đổi theo Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 như sau:
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế tại thời điểm mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 01/07/2013.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả thu nhập cho người lao động.
Xem thêm:
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công? (P1)
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công? (P2)
2. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ. Các khoản giảm trừ được quy định cụ thể trong Khoản 8 Điều 11 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015.
2.1. Các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Trong đó các khoản hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo căn cứ tại Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 như sau:
“Điều 15
Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.”
Trường hợp cá nhân cư trú tại Việt Nam nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân đóng các loại bảo hiểm này như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập tính thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công.
2.2. Các khoản khác
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học.
Tổng kết lại, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế và các khoản giảm trừ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh