Cơ sở, nguyên tắc xác định số tiền phí, lệ phí hàng hải là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:40 (GMT+7)

Nêu cơ sở và nguyên tắc xác định số tiền phí, lệ phí hàng hải.

Các cơ sở để xác định lệ phí, phí hàng hải  được quy định trong Điều 6 Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.

1. Tổng dung tích - Gross Tonnage (GT)

Theo Khoản 2 Điều 2 thông tư 261/2016/TT-BTC, tổng dung tích này được hiểu là:

“Điều 2

2. Tổng dung tích - Gross Tonnage (GT) là dung tích toàn phần lớn nhất của tàu thuyền được ghi trong giấy chứng nhận do cơ quan đăng kiểm cấp cho tàu thuyền theo quy định.”

Đây là một trong các đơn vị cơ sở để tính phí, lệ phí hàng hải. Cụ thể là:

- Đối với tàu thuyền chở hàng lỏng (Liquid Cargo Tankers), dung tích tính phí bằng 85% dung tích toàn phần lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm (không phân biệt tàu có hay không có các két nước dằn phân ly) hoặc tính bằng 85% tổng dung tích quy đổi tại điểm c khoản 1 Điều này trong trường hợp tàu thuyền không ghi GT.

- Đối với tàu thuyền chở khách, dung tích tính phí bằng 50% dung tích toàn phần lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm hoặc tính bằng 50% tổng dung tích quy đổi tại điểm c khoản 1 Điều này trong trường hợp tàu thuyền không ghi GT.

- Tàu thuyền không ghi GT, được quy đổi tính tổng dung tích như sau (được chọn phương thức quy đổi có tổng dung tích lớn nhất.):

+ Tàu biển và phương tiện thủy nội địa tự hành quy đổi 1,5 tấn trọng tải tính bằng 01 GT.

+ Sà lan quy đổi 01 tấn trọng tải toàn phần tính bằng 01 GT.

+ Tàu kéo, tàu đẩy, tàu chở khách (kể cả thủy phi cơ) và cẩu nổi: 01 mã lực (HP, CV) tính bằng 0,5 GT; 01 KW tính bằng 0,7 GT; 01 tấn sức nâng của cẩu đặt trên tàu thuyền quy đổi tương đương 06 GT.

+ Tàu thuyền chở khách không ghi công suất máy, quy đổi 01 ghế ngồi dành cho hành khách tính bằng 0,67 GT; 01 giường nằm tính bằng 04 GT.

+ Trường hợp tàu thuyền là đoàn lai kéo, lai đẩy hoặc lai cập mạn tính bằng tổng dung tích của cả đoàn bao gồm sà lan, đầu kéo hoặc đầu đẩy.

2. Các đơn vị khác

Căn cứ vào Khoản 2, 3, 4 Điều 6 Thông tư số 261/2016/TT-BTC, có các đơn vị tính phí, lệ phí hàng hải là:

- Đơn vị tính công suất máy.

+ Công suất máy chính của tàu thuyền được tính theo HP, CV hoặc KW.

+ Phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW được tính tròn 01 HP, 01 CV hoặc 01 KW.

- Đơn vị thời gian

+ Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày.

+ Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.

+ Đối với đơn vị thời gian là tháng: tính theo tháng dương lịch, 01 tháng bắt đầu từ 0h00’ ngày đầu tiên của tháng và kết thúc vào 24h00’ ngày cuối cùng của tháng đó.

- Đơn vị khối lượng hàng hóa (kể cả bao bì): là tấn hoặc mét khối (m3)

 Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5 m3 trở lên tính 01 tấn hoặc 01 m3.

Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính phí là 01 tấn hoặc 01 m3. Với loại hàng hóa mỗi tấn chiếm từ 02 m3 trở lên thì cứ 02 m3 tính bằng 01 tấn.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về phí và lệ phí

Luật Hoàng Anh  

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư