Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P6)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:09 (GMT+7)

Nêu các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

Hãy cùng Luật Hoàng Anh tiếp tục làm rõ những đối tượng thuộc diện không phải chịu thuế giá trị gia tăng trong bài viết sau đây.

18. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh

Khoản 18 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT/BTC ngày 31/12/2013 quy định cụ thể các loại vũ khí, khí tài sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

- Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh theo Danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành. Trong đó cần lưu ý:

+ Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Trường hợp vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải sửa chữa thì dịch vụ sửa chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

- Vũ khí, khí tài kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu không phải chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

19. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại

Tuy nhiên không phải tất cả hàng hóa nêu trên đều không chịu thuế giá trị gia tăng mà cần các điều kiện nhất định. Các trường hợp cụ thể được quy định tại Khoản 19 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT/BTC ngày 31/12/2013

- Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận.

- Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.

- Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.

- Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo.

- Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thu.

Đối với các trường hợp trên có thêm các quy định sau:

+ Mức hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2916 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

+ Hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng không chịu thuế gia trị gia tăng. Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế giá trị gia tăng thì thuộc trường hợp hoàn thuế.

+ Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

- Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

+ Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế giá trị gia tăng trước hết phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ:

Tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

Số lượng hoặc giá trị loại hàng mua.

Xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính về khoản viện trợ này.

+ Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế giá trị gia tăng và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế.

Xem thêm:

Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P5)

Đối tượng nào không phải chịu thuế giá trị gia tăng? (P7)

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư