2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 2 Thông tư số 106/2020/TT-BTC ngày 08/12/2020, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực. Vậy số tiền phí thu về sẽ được quản lý như thế nào? Sử dụng vào những công việc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hoạt động điện lực theo quy định của Khoản 1 Điều 3 Luật Điện lực năm 2004 là:
“Điều 3
1. Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.”
Tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động điện lực thì cần xin cấp giấy phép và nộp phí về tổ chức thu phí tại Điều 3 Thông tư số 106/2020/TT-BTC. Theo đó Tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực là Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổ chức này thu phí theo 02 hình thức:
+ Thu trực tiếp: người nộp phí nộp tiền mặt cho tổ chức thu phí.
+ Thu qua tài khoản số: người nộp phí chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.
Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư số 106/2020/TT-BTC ngày 08/12/2020, số tiền phí thu được từ việc cấp giấy phép hoạt động điện lực được quản lý và sử dụng như sau:
- Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Bên cạnh đó có trường hợp tại Khoản 2 Điều 6 là:
“Điều 6
2. Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện khoán chi phí hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí, được để lại 90% tổng số tiền phí thu được, để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP, trong đó, chi khác bao gồm cả chi thuê chuyên gia tư vấn thực hiện các công việc thẩm định. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương, mục tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách Nhà nước.”
Theo đó, có các tổ chức thuộc diện khoán chi phí là:
+ Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
+ Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.
Những tổ chức trên được để lại 90% tổng số phí thu được để trang trải các chi phí và nộp 10% còn lại về ngân hàng Nhà nước.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về phí và lệ phí
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh