Quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:42 (GMT+7)

Nêu quy định về quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Phí theo quy định của Khoản 1 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015 là:

“Điều 3

1. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.”

Kiểm dịch thực vật là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa Việt Nam với nước ngoài. Vậy quản lý và sử dụng phí kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây

1. Trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật

 1.1. Người nộp phí kiểm dịch, bảo vệ thực vật

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021, người nộp phí kiểm dịch, bảo vệ thực vật bao gồm tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện công việc sau:

+ Cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật.

+ Thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Bên cạnh đó, theo Điều 3 Thông tư số 33/2021/TT-BTC, Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương là các tổ chức thu phí kiểm dịch và bảo vệ thực vật.

1.2. Trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật

Theo quy định của Điều 5 Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021, có các trường hợp sau đây được miễn phí kiểm dịch thực vật:

+  Kiểm dịch lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường hợp khối lượng: Nhỏ hơn hoặc bằng 01 kg (hạt giống), nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối với 01 chủng loại giống cho 01 lần nhập khẩu, xuất khẩu.

+ Kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường.

+ Kiểm dịch thực vật theo nghi thức ngoại giao khi xuất cảnh, nhập cảnh.

+ Kiểm dịch thực vật phục vụ các sự kiện của quốc gia.

+ Kiểm dịch thực vật làm quà tặng của Nguyên thủ quốc gia.

+ Kiểm dịch thực vật xuất khẩu vào các thị trường mới mở.

2. Quản lý và sử dụng phí

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021, phí bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp được sử dụng như sau:

- Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước.

Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước.

- Định kỳ theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, các Chi cục Kiểm dịch thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm (chia theo từng tháng, quý)

+ Nếu số tiền được trích để lại theo tỷ lệ quy định lớn hơn số được chi theo dự toán được duyệt thì phải nộp số chênh lệch vào tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc nhà nước của Cục Bảo vệ thực vật.

+ Cục Bảo vệ thực vật thực hiện điều hoà cho các đơn vị trực thuộc không đủ nguồn chi bảo đảm hoạt động.

Tuy nhiên, có một trường hợp tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 33/2021/TT-BTC mà tổ chức thu phí không phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước là:

“Điều 7

2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được trích lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 30% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.”

Trong đó, cơ quan Nhà nước được khoán chi phí là:

+ Cơ quan thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

+ Cơ quan công an, quốc phòng được giao cung cấp dịch vụ, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về phí và lệ phí

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư