Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước đề ra các công tác với những yêu cầu riêng để quản lý. Bên cạnh đó để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người nộp thuế, quy định về hoàn thuế thu nhập cá nhân cũng được đặt ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây.
Quản lý là sự tác động của một chủ thể lên một đối tượng, một mục tiêu nhất định. Từ đó ta hiểu quản lý thuế là việc các chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý thuế sẽ tổ chức, phân công cho các bộ phận, nhân sự để thực thi các chính sách thuế như thu thuế từ các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, đảm bảo tiến độ của việc nộp thuế cũng như bảo quản, quản lý nguồn tiền sau khi thu thuế. Đồng thời quản lý thuế cũng là việc Nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp sao cho quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế được bảo đảm và các cơ quan quản lý thuế hoạt động minh bạch, công tâm.
Xem thêm: Cần những nguyên tắc nào khi quản lý thuế?
Từ những điều trên có thể hiểu quản lý thuế thu nhập cá nhân là việc cơ quan quản lý thuế, chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý thuế sẽ đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân.
Quản lý thuế thu nhập cá nhân bao gồm các công tác được liệt kê tại Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007.:
“Điều 8
1. Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Tuy nhiên trong số các công tác trên có đăng ký thuế, cấp mã số thuế, khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân bị kết thúc hiệu lực bởi điểm g Khoản 2 Điều 42 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều luật Luật Quản lý thuế năm 2019. Từ đó các công tác này sẽ thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019.
Có 03 trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân căn cứ vào Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007:
+ Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp.
+ Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.
+ Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc hoàn thuế còn được quy định chi tiết tại Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 như sau:
Thứ nhất, việc hoàn thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký và có mã số thuế tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Nếu cá nhân chưa có mã số thuế thì dù đáp ứng đủ các điều kiện được hoàn thuế cũng không được hoàn trả bởi chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Thứ hai, đối với cá nhân đã ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay thì việc hoàn thuế của cá nhân được thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân.
Sau khi bù trừ, nếu còn số thuế nộp thừa thì được bù trừ vào kỳ sau hoặc hoàn thuế nếu có đề nghị hoàn trả.
Đối với cá nhân thuộc diện khai trực tiếp với cơ quan thuế có thể lựa chọn hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau tại cùng cơ quan thuế.
Thứ ba, trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.
Quy định về quản lý thuế thu nhập cá nhân là kim chỉ nam cho các công tác khác khi áp dụng đối với thuế thu nhập cá nhân.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp Thuế 20/07/2021
Tính tỷ giá quy đổi thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bằng ngoại tệ và không bằng tiền ra Đồng Việt Nam
Hỏi đáp Thuế 20/07/2021
Nêu các thu nhập chịu thuế và cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công.
Hỏi đáp Thuế 20/07/2021
Nêu căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn trong đó có chứng khoán.
Hỏi đáp Thuế 20/07/2021
Nêu giá chuyển nhượng bất động sản, thời điểm tính thuế và cách tính thuế.
Tìm kiếm nhiều