2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
“Năm thuế sử dụng đất nông nghiệp tính theo năm dương lịch từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.
Thuế tính cả năm nhưng thu mỗi năm từ 1 đến 2 lần tuỳ theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương.
Hộ nộp thuế có thể nộp thuế trước khi đến thời hạn thu thuế và ở lần thu thuế đầu tiên có thể nộp hết số thuế phải nộp cả năm.” (Điều 11 Nghị định số 74-CP ngày 25/10/1993)
Vậy việc thu, nộp thuế được tổ chức như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ số thuế được duyệt: căn cứ vào mùa vụ và khả năng thu hoạch, thực tế giá cả và yêu cầu lương thực (nếu có). Cục thuế tỉnh chủ động trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định các vấn đề theo Điều 4 Mục IV Thông tư số 89-TC/TCT ngày 09/11/1993 có những vấn đề sau:
+ Lập kế hoạch thu thuế của vụ và cả năm xác định rõ số thuế thu bằng tiền, thu bằng thóc (trong trường hợp đặc biệt).
+ Giá thu thuế của từng vụ trong năm.
+ Quy định thời gian thu nộp thuế: ngày bắt đầu và ngày kết thúc vụ thu thuế.
+ Biện pháp chỉ đạo và tổ chức thu thuế.
+ Phát động phong trào thi đua, tuyên truyền nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu thuế.
- Thông báo số thuế phải nộp
Theo quy định của Điều 2 Mục IV Thông tư số 89-TC/TCT, căn cứ vào sổ thuế đã được duyệt và khả năng thu thuế của từng vụ, đội thuế xã giúp Uỷ ban nhân dân xã gửi thông báo số thuế phải nộp cho các hộ nộp thuế, thông báo phải ghi rõ:
+ Thời gian nộp thuế.
+ Sổ thuế nộp trong vụ: cây hàng năm, cây lâu năm, thuế bằng tiền, bằng thóc (nếu có) và được chia ra: thuế trong năm và nợ thuế (nếu có).
+ Địa điểm nộp thuế.
+ Lần thông báo thứ mấy.
Thông báo gửi cho hộ nộp thuế một bản và một bản lưu ở cơ quan thuế, đồng thời phải thông báo về thời hạn nộp thuế trên các phương tiện thông tin của xã.
Trong thời gian nộp thuế đội thuế xã có trách nhiệm đôn đốc nộp thuế theo đúng quy định tại thông báo nộp thuế.
Việc tổ chức thu, nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định trong Điều 3 Mục IV Thông tư số 89-TC/TCT:
- Thu, nộp thuế bằng tiền mặt:
+ Khi thu thuế của dân, cán bộ thuế hoặc cán bộ kho bạc phải kiểm tra, đối chiếu số tiền thuế phải nộp ghi trên thông báo với số tiền hộ nộp thuế mang đến nộp, đồng thời viết và cấp biên lai cho người nộp thuế và ghi vào sổ theo dõi thu thuế.
+ Trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp nộp vào kho bạc thì cuối mỗi ngày, cán bộ thu thuế phải đối chiếu biên lai thu thuế với số tiền thuế đã thu 10 ngày một lần phải nộp hết số tiền thuế đã thu vào Kho bạc Nhà nước.
Nếu số tiền thuế thu được từ 5 triệu đồng trở lên thì phải nộp ngay vào Kho bạc Nhà nước, để tiền thuế vượt quá mức quy định này chưa nộp vào Kho bạc Nhà nước thì bị coi là hành vi chiếm dụng tiền thuế.
- Thu, nộp thuế bằng chuyển khoản: nộp thuế bằng chuyển khoản do hộ nộp thuế làm thủ tục nộp thuế. Cơ quan thuế phải mở sổ theo dõi các hộ nộp thuế bằng chuyển khoản để đối chiếu định kỳ với kho bạc và đôn đốc hộ nộp thuế.
- Thu thuế bằng thóc (nếu có): tổ chức thu thóc phải nhận trực tiếp của người nộp thuế có đại diện cơ quan thuế để viết biên lai thu thuế cho các hộ nộp thuế. Tổ chức mua thóc thuế phải thanh toán với ngân sách Nhà nước ngay trong vụ thu thuế theo quy định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về thuế đối với đất đai
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh