2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khái quát về hợp đồng dân sự
* Về khái niệm:
Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
* Về đặc điểm:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều bên và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Thứ hai, hợp đồng dân sự làm phát sinh hậu quả pháp lý: xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể thỏa thuận với nhau.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
* Về hình thức:
Hợp đồng dân sự bản chất chính là một giao dịch dân sự, theo đó hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Căn cứ khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án như sau:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
[...]
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:
"Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;"
Đối chiếu với các quy định trên, khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng dân sự các bên có thể thương lượng với nhau để giải quyết trước. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Ngoài ra, trong trường hợp tranh chấp hợp đồng dân sự mà có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án cấp tỉnh.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;"
Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan tổ chức.
Tuy nhiên, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh