2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Với tư cách đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước có quyền giao đất, cho thuê đất và có quyền thu hồi đất. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, thì việc hiểu rõ các quy định, trình tự thủ tục thu hồi đất là điều rất cần thiết. Bạn không biết khi nào thì Nhà nước thu hồi đất? Hay không rõ thủ tục thu hồi đất được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới số điện thoại 039 6289 308 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ tư vấn thu hồi đất NHANH – TRỌN GÓI – GIÁ RẺ.
- Luật Đất đai 2013
Trước đây, Luật đất đai năm 1987 và Luật đất đai năm 1993 đã đề cập tới vấn đề thu hồi đất nhưng chưa định nghĩa rõ thế nào là thu hồi đất mà chỉ liệt kê các trường hợp bị thu hồi đất.
Khi Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2003) ra đời, thuật ngữ thu hồi đất đã được giải thích tại Khoản 5, Điều 4 như sau:
“5. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”.
Hiện nay, theo quy định mới nhất tại Khoản 11, Điều 3, Luật đất đai 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định như sau:
“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.
Căn cứ tại Khoản 3, Điều 54, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, việc thu hồi đất được quy định như sau:
“3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, việc thu hồi đất và bồi thường đã được ghi nhận trong Hiến pháp là đạo luật gốc. Trên cơ sở đó, cùng với quy định tại Khoản 11, Điều 3, Luật đất đai năm 2013 về việc Nhà nước thu hồi đất, ta có thể hiểu một cách khái quát:
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đang có người sử dụng, trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật đất đai.
Xem thêm: Pháp luật hiện hành quy định thu hồi đất là gì?
Nếu như giao đất, cho thuê đất là cơ sở để làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai, phát sinh quyền sử dụng đất của người sử dụng thì thu hồi đất có hậu quả pháp lí hoàn toàn ngược lại, đó là chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai, chấm dứt quyền sửu dụng đất của người sử dụng, bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hậu quả pháp lí của việc thu hồi đất không chỉ liên quan đến quyền lợi của Nhà nước, các chủ đầu tư mà còn liên quan đến quyền lợi của người bị thu hồi đất. Vì vậy, khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước cần phải quan tâm đến lợi ích của xã hội cũng như quyền lợi của người sử dụng đất.
Với ý nghĩa là một nội dung của quản lý nhà nước đối với đất đai, vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với việc thu hồi đất cần phải dựa trên những căn cứ pháp lí rõ ràng, phù hợp, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và chủ đầu tư.
Người sử dụng đất có thể bị thu hồi đất bởi 04 nhóm lí do cụ thể:
Xem thêm: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật được quy định như thế nào?
UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
UBNDcấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trong trường hợp khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết địnhu thu hồi đất hoặc uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất. Bởi lẽ trong trường hợp này, có nhiều khu vực đất nằm trong một tỉnh nhưng lại nằm ở các huyện khác nhau, huyện này không thể nắm rõ hết các khu vực đất nằm trong diện thu hồi của huyện khác do vậy, nếu quy định thẩm quyền thu hồi thuộc về cụ thể một huyện nào đó có thể dẫn tới việc bị bỏ lọt, bỏ sót hoặc thu hồi không triệt để.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 59, Luật đất đai 2013, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cho thuê đất với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuộc về UBND cấp tỉnh, còn thẩm quyền giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc về UBND cấp huyện.
Như vậy, việc quy định về thẩm quyền thu hồi đất như trên đã tạo ra sự thống nhất về mặt chủ thể giữa việc giao đất, cho thuê đất với việc thu hồi đất, tránh được tình trạng chồng chéo về mặt quyền lực, đồng thời tránh được sự mâu thuẫn nếu chủ thể này giao đất còn chủ thể khác lại thu hồi.
Tuy nhiên, nếu như UBND cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn thì UBND cấp tỉnh lại có thẩm quyền thu hồi đất này bởi lẽ mục đích sử dụng quỹ đất này nhằm xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND cấp tỉnh còn UBND cấp xã chỉ có quyền quản lý và sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được đề ra chứ không có quyền thu hồi quỹ đất này.
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Bước 2: Ra quyết định thu hồi đất
Bước 3: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Bước 4: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư
Bước 5: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện
Bước 6: Tổ chức chi trả bồi thường
Bước 7: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất.
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết.
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm lý do thu hồi đất, diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất; kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm và dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
Bên cạnh đó, người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Chi phí thuê luật sư tư vấn thu hồi đất còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Với uy tín đặt lên hàng đầu, Luật Hoàng Anh sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp với hoàn cảnh của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thực hiện công việc mà các bên đã thỏa thuận theo đối tượng hợp đồng.
Bên cạnh đó, mức chi phí công ty đưa ra đảm bảo đúng nguyên tắc đạo đức hành nghề luật sư, vì mục đích chúng tôi hướng đến là được phục vụ tận tâm và hết mình vì khách hàng. Hãy liên hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh